Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong các hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 114 - 116)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong các hoạt động văn hóa

động văn hóa

Cần xác định rõ chủ thể văn hóa chính là cơng đồng dân cư để phân công rõ ràng các trách nhiệm của cộng đồng đối với các hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả các hoạt động xây dựng ĐSVH bằng việc

tạo sức lan tỏa từ những mơ hình tiêu biểu, với những giá trị nhân văn cốt lõi như những tấm gương bí thư chi bộ, trưởng ban cơng tác mặt trận, tổ trưởng tổ dân phố hay các hạt nhân gia đình văn hóa tiêu biểu; có các chế độ đãi ngộ để tạo động lực thúc đẩy những cá nhân tiêu biểu gắn họ với trách nhiệm tiếp tục cống hiến cho cộng đồng. Lồng ghép các nhiệm vụ của phong trào văn hóa vào các phong trào thi đua yêu nước khác của các ban, ngành, đoàn thể; gắn kết chặt chẽ với xây dựng NTM, huy động mọi nguồn lực và tập trung đầu tư cho văn hóa ngang tầm với đầu tư trong các lĩnh vực khác, tạo đà cho sự phát triển của văn hóa..

Thứ hai, Nhằm thể hiện vai trị trách nhiệm của các chủ thể cộng đồng

trong quá trình xây dựng ĐSVH, cần nâng cao nhận thức rõ ràng cho mỗi cá nhân trong cộng đồng, cùng chung sức vì một xã hội văn hóa. Tại mỗi gia đình cần xây dựng lối sống lành mạnh, con cháu hiếu thuận với cha mẹ, ông

bà. Ông bà là tấm gương sáng cho con cháu noi theo hướng đến xây dựng văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh trong mỗi gia đình, dịng tộc, cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến tích cực trong văn hóa, góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội, bằng cách đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại địa phương. Huyện cần phát động phong trào “khơng bệnh thành tích trong giáo dục”

Thứ ba, Trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội trước tiên là giúp

mình, sau đó là giúp đời nên cần đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đảm bảo cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình được ổn đinh. Tiếp tục xây dựng thêm phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” mỗi cá nhân thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo sẽ cần phải có trách nhiệm hỗ trợ những cá nhân yêu hơn trong công đồng giúp huyện sớm hoàn thành các chỉ tiêu trong xây dựng NTM và cũng là hoạt động gắn kết cộng đồng.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cho các cơ sở xã, thị trấn ký thực hiện giao ước thi đua với Hội Nông dân huyện, giao chỉ tiêu cho từng cơ sở Hội các cơ sở Hội giao chỉ tiêu cho từng chi hội đăng ký, phân cơng các đồng chí trong ban chấp hành, ban thường vụ phụ trách, phân công các hộ sản xuất giỏi giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn. Cuối năm có kế hoạch và hướng dẫn tổ chức bình xét các hộ các hộ thốt nghèo theo tiêu chí. Thúc đẩy thành lập các loại hình kinh tế tập thể, đẩy mạnh sự liên kết giữa các hộ sản xuất, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ cũng cần đươc huyện Nhu Xuân quan tâm chỉ đạo thực hiện, phát huy tốt năng lực, lợi thế của từng địa phương miền núi với những nông sản đặc sắc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tìm kiếm thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

Thứ tư, Cần có một hệ thống phương pháp đồng bộ, khoa học và không

ngừng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thực hiện nội dung xây dựng ĐSVH gắn trách nhiệm của chủ thể văn hóa lên từng hoạt động để mỗi chủ thể được chủ động xây dựng các nội dung văn hóa trở nên tinh tế và hấp dẫn, lôi cuốn cộng đồng tham gia hoạt động. Chẳng hạn, xây dựng phong trào văn nghệ thì có hình thức " Hát cho nhau nghe"; vận động về mơi trường xanh - sạch- đẹp có cuộc vận động "Ngày thứ bảy đẹp nhà, sạch phố"...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 114 - 116)