Mối quan hệ giữ xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nơng thơn mới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý thuyết về xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nơng thôn mới

1.1.3. Mối quan hệ giữ xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nơng thơn mới

đại, bền vững.

6) Hệ thống TCVH là trung tâm sinh hoạt văn hóa góp phần mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

7) TCVH bao gồm nhiều thành tố khác nhau, trong đó, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như đình, chùa, đền thờ, nhà thờ, văn chỉ…là những yếu tố quan trọng tạo nên những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa của mỗi địa phương.

8) Cơng tác quản lý TCVH đóng vai trị quan trọng trong việc phát huy vai trò, tầm quan trong trọng của các TCVH. Việc sử dụng những người cán bộ quản lý giỏi chun mơn nghiệp vụ, có khả năng tổ chức và sáng tạo sẽ tạo động lực quan trọng giúp cho các TCVH phát huy hiệu quả vai trị của mình.

1.1.3. Mối quan hệ giữ xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nơng thơn mới thơn mới

Xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM có mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên sự thay đổi diện mạo ở vùng nơng thơn mà mỗi người dân, tồn xã hội, và cả hệ thống chính trị ở nông thôn đều được hưởng lợi từ sự kết hợp mang tính xây dựng để cùng phát triển này. Đây là hai chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng mục tiêu cho các địa phương thực hiện.

Nét nổi bật trong xây dựng ĐSVH là thực hiện tốt các nhiệm vụ văn hóa như: xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng kỷ cương pháp luật; xây dựng mơi trường sạch - đẹp - an tồn; xây dựng TCVH cơ sở và phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh.... Cùng với đó là các địa phương phải thực hiện các tiêu chí theo Quyết định số 1600/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục

tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có tiêu chí số 16 về phát triển văn hóa với nội dung: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TCVH, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng ĐSVH, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em.Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mơ hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của

từng vùng, miền, dân tộc [58] nhằm giúp địa phương chuẩn văn hóa NTM

theo tiêu chí đã đề ra.

Sự kết hợp giữa xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM sẽ thúc đẩy chất lượng mơi trường văn hóa được nâng lên; các hủ tục từng bước được đẩy lùi; các hộ gia đình, khu dân cư thực hiện nghiêm túc quy định về nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật có chuyển biến tích cực. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thơng qua các phong trào của 2 chương trình được triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, Nhân dân đoàn kết, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa mới; tích cực tham gia phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần quan trọng xây dựng NTM.

Sự kết hợp của 2 chương trình lớn này đóng vai trị quan trọng giúp cho tổng thể nền kinh tế đều có cơ hội phát triển về mọi mặt.

Đối với người dân: xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM chính là cơ sở

để xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho lối sống của người dân ở các vùng nông thôn trở nên văn minh hơn, có ý thức cộng đồng, biết khoan dung tơn trọng xã hội, tn thủ pháp luật từ đó mơi trường sinh sống cũng sẽ trở nên đẹp hơn, văn minh hơn. Đồng thời, người dân dám nghiêm túc phê phán những quan điểm sai trái, tiêu cực, các hành vi trái pháp luật từ đó góp phần ổn định xã hội. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng thơng qua các mơ hình xây dựng

CLB, nhà văn hóa, thư viện xã thơn....cũng góp phần giáo dục con người hướng tới sinh hoạt bổ ích, có trách nhiệm hơn với xã hội và cũng là cơ sở để hồn thiện các tiêu chí về văn hóa trong 19 tiêu chí xây dựng NTM mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Đối với xã hội: mối quan hệ giữa xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM

là nền tảng và động lực thúc đẩy xã hội không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, nâng cao năng xuất lao động, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế vì văn hóa và kinh tế NTM ln gắn bó chặt chẽ với nhau, là mối quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể, tức là văn hoá là chỉnh thể, là tổng hòa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, cịn kinh tế NTM chỉ là một trong đó. Văn hóa góp phần nâng cao sức sản xuất, xúc tiến sự phát triển kinh tế nông thôn, tiến bộ xã hội, xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM sẽ xây dựng được một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh tế nông thôn.

Hạt nhân của văn hóa là sức mạnh tinh thần, tinh thần tạo ra một lực lượng sản xuất lớn mạnh thúc đầy KTXH phát triển. Các hoạt động đầu tư TCVH trong xây dựng ĐSVH sẽ tạo nên một vùng nơng thơn có kết cấu hạ tầng KTXH đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, NVH, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để hướng tới một NTM hiện đại như tiêu chí đưa ra.

Đối với hệ thống chính trị ở nông thôn: mối quan hệ giữa xây dựng

ĐSVH gắn với xây dựng NTM giúp hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức. Trong hoạt động xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM người dân sẽ được tuyên truyền phổ biến những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước qua các hoạt động như

sinh hoạt tập thể, hội nghị, văn hóa văn nghệ, thể thao từ đó biết phát huy những yếu tố tích cực, lối sống lành mạnh, và biết gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hạn chế những hiện tượng xấu như lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, tham nhũng, mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu...sống và làm việc tuân thủ pháp luật góp phần ổn định hệ thống chính trị xã hội địa phương.

1.1.4. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nơng thôn mới

Mục tiêu của hoạt động xây dựng ĐSVH là giúp con người có sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Chủ thể xây dựng nên các hoạt động là sự tham gia của chính người dân cùng với những định hướng của cán bộ quản lý nhà nước (QLNN). Điều cần thực hiện để xây dựng ĐSVH là làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, vào từng cá nhân, từng tập thể cộng đồng, từng địa bàn khu dân cư (KDC), phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM đã được các cấp chính quyền quan tâm hưởng ứng, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) địa phương tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lịng dân góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Nội dung cơ bản cần thực hiện của hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM gồm:

1.1.4.1. Chỉ đạo, tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa

Xác định rõ tầm quan trọng của những yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng ĐSVH tại cơ sở, công tác triển khai các văn bản chỉ đạo tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng ĐSVH tại các địa phương đã được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc, kịp thời nhằm phổ biến, tuyên truyền, đưa những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước lan tỏa, thấm sâu vào đời sống nhân dân.

Tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng ĐSVH được các địa phương thực hiện thơng qua nhiều hình thức nhằm tạo cho nhân dân địa phương có những ấn tượng sâu sắc về nội dung được tuyên truyền:

i) Tuyên truyền, cổ động trực quan phương thức tác động trực tiếp vào giác quan, đây là hình thức tun truyền thơng qua băng rơn, khẩu hiệu, tranh áp phích, biển quảng cáo... với nội dụng về xây dựng ĐSVH, những câu khẩu hiệu, bức tranh dễ nhớ, dễ hiểu có khả năng tuyên truyền sinh động, hấp dẫn giúp người dân dễ làm theo…Nhờ vậy mang lại hiệu quả to lớn trong công tác tuyên truyền.

ii) Tuyên truyền lưu động là một trong những hình thức tun truyền hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trong thực hiện chủ đề công tác năm, cải thiện và nâng cao chất lượng mơi trường văn hóa, cùng nhau đồn kết xây dựng ĐSVH; Bằng các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp được trang trí bắt mắt, treo các khẩu hiệu về xây dựng ĐSVH được đi khắp các làng xã tuyên truyền giúp mọi người dân trong cộng đồng nghe, nhớ các hoạt động văn hóa mà làng xã đang triển khai.

iii) Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Theo đó, các nội dung về xây dựng ĐSVH sẽ phát loa trực tiếp tại cơ sở và xuống các làng xã thông qua hệ thống phát thanh cơ sở địa phương. Nhờ hệ thống phát thanh cơ sở này mà các hoạt động chỉ đạo về xây dựng ĐSVH được nhân dân lắng nghe, thấu hiểu và làm theo.

1.1.4.2. Thực hiện các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa

* Xây dựng mơi trường văn hóa

Nội dung cần thực hiện của xây dựng ĐSVH bao gồm việc xây dựng các danh hiệu văn hóa tại địa phương. Các cấp chính quyền cơ sở sẽ phát động các phong trào như: Gia đình văn hóa (GĐVH), khu phố văn hóa, Xây

dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa với mục đích tun truyền nhận thức về một cộng đồng văn hóa phải bắt nguồn từ những các nhân, đơn vị văn hóa, tồn dân chung tay xây dựng mơi trường sống lành mạnh.

Trong các hoạt động xây dựng ĐSVH, các đơn vị tại địa phương còn chú trọng thực hiện nội dung: Xây dựng môi trường sạch - đẹp - an toàn, giúp mỗi người dân trong cộng đồng có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng; Không gây rối và làm mất trật tự, lấn chiếm vỉa hè, lịng lề đường, đất cơng; Khơng treo dán, viết vẽ quảng cáo, rao vặt tuỳ tiện ở nơi công cộng, khơng lưu hành văn hố phẩm có nội dung độc hại;....

Vi mục tiêu môi trường sạch - đẹp -an toàn, người dân phải ý thức lựa chọn trang phục phù hợp với từng địa điểm, sự kiện như ăn mặc kín đáo khi ra đường, lịch sự tại nơi làm việc, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung. Tích cực phịng chống các tệ nạn mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, tham nhũng; Ngăn chặn tệ trộm cắp, cháy, nổ, tai nạn giao thông.

Mơi trường văn hóa có được thể hiện ở nhận thức bảo vệ cây xanh của người dân, các cấp chính quyền địa phương khuyến khích mọi nhà, mọi cơ quan trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa. Đồng thời, bảo tồn và có trách nhiệm tìm hiểu để phát huy các di sản, văn hóa lịch sử địa phương

* Xây dựng thiết chế văn hóa

Nhà nước ta trong những năm qua đã quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực cần thiết để xây dựng và hoàn thiện hệ thống TCVH cơ sở. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống TCVH: “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo

đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[24, tr.257].

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVH đầy đủ, đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay, bởi đó là cơ sở, nền tảng đầu tiên để

nâng cao chất lượng ĐSCH của người dân. TCVH phản ánh diện mạo văn hóa của cộng đồng, chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như tài nghệ sáng tạo của chủ thể văn hóa. Nhiều TCVH hiện đại như Nhà văn hoá, Trung tâm TDTT, công viên, khu vui chơi giải trí, phịng đọc sách báo, phịng thể dục thể hình, điểm bưu điện văn hố xã... đã và đang đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hố trong nhân dân, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Nhận thức được vấn đề, Các địa phương đã quy hoạch địa điểm để tổ chức các sinh hoạt văn hoá, xác định chỉ tiêu phát triển TCVH, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ văn hóa, chủ chương huy động mọi nguồn lực đầu tư cả NSNN, NS địa phương và kêu gọi đóng góp của nhân dân cho xây dựng TCVH.

1.1.4.3. Thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa

+ Xây dựng phong trào nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật

Ở mỗi thời kỳ phát triển, Đảng và Nhà nước đề ra các quy định pháp luật để nhân dân lấy đó làm quy chuẩn noi theo. Ở khu vực từng địa phương, KDC trong cả nước, mỗi nơi cư trú khác nhau cộng động lại có những quy ước, hương ước của làng, xã, KDC để người dân thực hiện tốt tác phong sống và làm việc có kỷ luật.

Xây dựng nếp sống văn minh bằng việc tuân thủ giao tiếp lịch sử, thái độ vui vẻ có trách nhiệm trong cơng việc. Thực hiện tốt nếp sống lành mạnh, tiết kiệm trong việc giỗ tết, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác. Đồng thời, giữ gìn, phát huy thuần phong mĩ tục và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; khơng thực hiện các hành vi tín ngưỡng trái với đạo lý cha ơng; không hút thuốc lá ở nơi công cộng và những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, trạm xe, trạm xăng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người xung quanh…

+ Xây dựng phong trào người tốt, việc tốt và điểm hình tiên tiến

Phong trào thi đua Người tốt việc tốt là một trong những phong trào nhỏ nằm trong chiến dịch xây dựng ĐSVH giúp người dân nhận thức về vị trí, vai trị của bản thân, sống có trách nhiệm với cộng đồng bằng việc có ý thức giúp đỡ cộng đồng xung quanh, những mành đời khó khăn hơn mình.

Các tổ chức đoàn thể trong xã hội chủ động, kịp thời phát hiện phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng và lựa chọn những điển hình tiêu biểu trên từng lĩnh vực nhằm tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay và tôn vinh, nêu gương học tập nhân rộng.

Đối với người dân được trao danh hiệu người tốt việc tốt phải là những người hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, chung tay xây dựng làng xã, KDC, cơ quan vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của địa phương, đơn vị đã đề ra. Tạo nên phong trào thi đua làm theo gương người tốt, việc tốt, góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến, ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực trong xã hội.

+ Xây dựng phong trào nếp sống mới ở khu dân cư

Đây là nét văn hóa có tính cộng đồng của người dân Việt Nam khi sống chung với nhau. Văn hóa KDC được thể hiện bằng các hoạt động đóng góp của từng cá nhân để trở thành một cộng đồng bền vững. Trước hết là hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 48)