Nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 118 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa

3.2.4.1. Giải pháp xây dựng các danh hiệu văn hóa

Thực tế thời gian qua cho thấy khơng ít danh hiệu văn hóa được trao tặng ồ ạt, một số nơi chất lượng các phong trào cịn thiên về hình thức, thiếu chiều sâu. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng ĐSVH trên điạ bàn, BCĐ phong trào xây dựng ĐSVH huyện Như Xuân cần quán triệt và yêu cầu các các xã, thôn thực hiện nghiêm túc việc bình xét các danh hiệu văn hóa theo tinh thần Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17-9-2018, của Chính phủ, quy định về Xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa”, “thơn văn hóa”, “làng

văn hóa”, “ấp văn hóa”, “bản văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa”[17]. BCĐ

phong trào xây dựng ĐSVH luôn lưu ý cần sớm đưa nội dung, yêu cầu mới của phong trào vào đời sống, trong đó đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng các danh hiệu nói chung, danh hiệu gia đình nói riêng. Việc bình xét cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và chỉ xét tặng khi hộ gia đình, khu dân cư có đăng ký tham gia; qua đó, chấm dứt việc bình xét các danh hiệu ồ ạt. Chỉ khi nhận thức đúng được tính thực chất của các danh hiệu văn hóa được tơn vinh thì người dân mới hiểu được ý nghĩa thực sự mà các phong trào văn hóa mang lại cho cuộc sống của mình.

Tổ chức tốt việc bình xét, cơng nhận, biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa bảo đảm cơng khai, dân chủ đạt hiệu quả thực chất, khắc phục “bệnh hình thức”, thiếu chiều sâu. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng (thôn, bản) văn

hóa, xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa NTM, giữ vững danh hiệu thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Nâng cao tính tự quản và ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc giữ vững các danh hiệu văn hóa.

3.2.4.2. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hoạt động vi phạm lấm chiếm lịng lề đường.

Tình trạng người dân lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để dựng biển quảng cáo, làm nơi buôn bán, kinh doanh, xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan KDC cần được giải quyết triệt để trong giai đoạn tơi. Trước hết, cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của huyện với các xã, thị trấn. Trong đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý trật tự giao thông ở huyện; tuyên truyền hậu quả của việc lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán, nhất là tại KDC đông đúc. Hình thức tuyên truyền cần phong phú hơn như: tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở, các hội nghị, sinh hoạt đoàn thể, họp thôn, bản, phố hay các cuộc sơ kết, tổng kết về an ninh trật tự nói chung… Việc tuyên truyền phải thực chất, đi sâu vào hiệu quả, tránh hình thức, nhằm góp phần huy động cả hệ thống chính trị và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về thực hiện xây dựng môi trường văn hóa, đặc biệt khơng lấn chiếm lịng đường, vỉa hè.,xả rác nơi cơng cộng. Tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không vi phạm hành lang, lấn chiếm vỉa hè, lịng đường.

Đi đơi với tun truyền là cơng tác tuần tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm theo thẩm quyền của cơ quan chức năng. Trong đó, Đội Quản lý Trật tự giao thơng, Xây dựng và Mơi trường huyện và chính quyền các xã, thị trấn phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa; tổ chức các đợt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm và tái vi phạm trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn mình quản lý nhằm lập lại trật tự cơng cộng, trật tự đô thị trên từng địa bàn dân cư... Tập trung dẹp các hộ có mái che, mái vẩy, che bạt

quảng cáo và bán hàng lấn chiếm lịng, lề đường và hành lang an tồn giao thơng, đảm bảo cho đường thơng, hè thống. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về giải tỏa khu chợ cóc, chợ tạm trước các KDC, trường học, công sở.Trong quá trình xử lý hành vi vi phạm, cần thực hiện đúng quy trình từ việc lập biên bản đối với người có hành vi lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép (trừ các trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định); xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt; người vi phạm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nộp tiền phạt); trường hợp đã hết thời hạn xử phạt thì ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, khơi phục lại tình trạng ban đầu và buộc người có hành vi xây dựng trái phép tháo dỡ (nếu không tiến hành tháo dỡ thì ra quyết định cưỡng chế theo quy định)…

Đồng thời, ngành chức năng, các địa phương phải thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch xây dựng vỉa hè ở huyện nhằm tạo diện mạo khang trang, trật tự trên các tuyến phố, góp phần xây dựng môi trường văn văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 118 - 120)