Nhóm giải pháp mang tính đặc thù của địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 120 - 159)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Nhóm giải pháp mang tính đặc thù của địa phương

3.2.5.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng NTM hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững

Với xuất phát điểm là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, trong mn vàn khó khăn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ; sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,…huyện cần đã có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, một nền tảng kinh tế vững trãi mới trở thành cơ sở để nâng cao chất lượng ĐSVH. Để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới UBND huyện tập trung thực hiện một số giải pháp về nông nghiệp như sau:

Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Tập trung quy hoạch và tích tụ đất đai tại các xã Xn Hịa, Bãi Trành, Xn Bình để kêu gọi đầu tư, định hướng cho nhân dân trồng các loại cây ăn quả, có lợi thế của Như Xuân, trong đó

chủ yếu là cam và ổi; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; kêu gọi và có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân và hộ nông dân đầu tư kho sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ tìm kiếm thị trường ổn định đầu ra cho sản phẩm này. Xúc tiến và làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản để lựa chọn những cây trồng khác có thể triển khai với quy mơ lớn, phù hợp với thổ nhưỡng, ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nhân dân; trên cơ sở đó quy hoạch vùng và chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Lựa chọn mơ hình chăn ni gà, lợn theo hướng liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhãn hiệu "Gà Như Xuân" và cam kết chắc chắn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông hộ. Chỉ đạo quyết liệt các phòng, các địa phương về thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án chăn ni bị sữa quy mơ lớn tại huyện của Tập đoàn TH True milk.

Quy hoạch, tích tụ đất trồng cây lấy gỗ lớn; xây dựng và phát triển các vườn ươm, lựa chọn giống cây lâm nghiệp lấy gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao; cung ứng và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nơng dân.

3.2.5.2. Tiến tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng NTM đa dạng về kinh tế

Ngồi thế mạnh là nơng nghiệp, huyện Như xuân tiếp tục triển khai phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các lĩnh vực, đảm bảo kinh tế địa phương ổn định, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động thanh niên tạo nền tảng xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM.

Đối với sản xuất công nghiệp: Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp, quy hoạch các điểm du lịch ở huyện; kêu nhà đầu tư hạ tầng cụm cơng nghiệp Xn Hịa, Thượng Ninh, Xuân Bình. Giải quyết nhanh gọn các thủ tục pháp lý để Công ty TNHH Rosviet Như Xuân triển khai xây dựng nhà máy may xuất khẩu tại khu phố 4, thị trấn Yên Cát; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy gạch không nung tại thôn Quế Phú, xã Yên Lễ.

Chủ động gặp gỡ các doanh nghiệp để xúc tiến, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp và các điểm du lịch; giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, đồng thời chủ động phối hợp với các ngành cấp tỉnh trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp có nguyện vọng đầu tư vào huyện. Tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Kiến nghị với Điện lực Thanh Hóa tăng cường sửa chữa, nâng cấp lưới điện, đảm bảo ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và sớm triển khai đầu tư xây dựng Trạm biến áp 110KV tại xã Xuân Quỳ.

Phát triển dịch vụ thương mại: Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các loại hình dịch vụ thương mại dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đường ngang Bãi Trành nối cảng Nghi Sơn, đường Yên Cát - Thanh Quân. Hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500, chuyển đổi mơ hình chợ n Cát. Quan tâm phát triển các cửa hàng thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển dịch vụ du lịch.

*Tiêu kết

Nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyên Như Xuân được đặt trong bối cảnh nền kinh tế bước vào xu thế hội nhập tạo cho việc triển khai phong trào có nhiều thuận lợi cũng như thách thức. Trong chương 3, luận văn đã trình bày các phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện của huyện Như Xuân trong việc xây dựng ĐSVH giai đoạn tới. Từ những định hướng đó, tác giả đã nghiên cứu và trình bày 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với hồn thiện các tiêu chí trong xây dựng NTM. Đảm bảo thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu đề ra, các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ từ các văn bản pháp lý của Nhà nước và sự đồng thuận của đông đảo người dân huyện Như Xuân.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyên Như Xuân là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Phong trào được thực hiện ở khắp các địa phương trong cả nước góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Các hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM là sự nghiệp to lớn, lâu dài, là một cơng trình tổng hợp liên quan đến mọi mặt của lĩnh vực văn hóa xã hội. Nhiệm vụ của hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM trước hết là đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng địa phương về vấn đề phát triển văn hóa cơ sở. Từ đó tạo động lực để người dân tham gia một cách chủ động vào quá trình phát triển văn hóa xã hội của địa phương với sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả của Nhà nước.

Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyên Như Xuân đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Luận văn đã góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐSVH và xây dựng NTM. Về cơ sở lý luận, tác giả đã trình bày một số khái niệm liên quan như khái niệm về xây dựng ĐSVH, xây dựng NTM, các nội dung xây dựng ĐSVH. Về cơ sở thực tiễn, tác giả đã trình bày khái quát về địa bàn nghiên cứu, đôi nét về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Như Xuân trong giai đoạn 5 năm qua.

- Từ cơ sở lý luận trên, Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng các hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM ở huyện Như Xuân trong giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó nhận thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền trong xây dựng và triển khai các hoạt động. Huyện Như Xuân đã thành

lập BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH với sự tham gia chỉ đạo của nhiều cấp, nhiều cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong cơng tác quản lý văn hóa. Trong q trình triển khai các hoạt động, BCĐ phong trào đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền. đưa phong trào xuống cơ sở, đưa cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện phong trào đến với nhân dân. Đa số nhân dân huyện Như Xuân đều hiểu tầm quan trọng của xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM và hưởng ứng thực hiện. Nguồn ngân sách thực hiện phong trào được lấy từ nguồn NSNN, NS huyện và XHH. Các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, phong trào xây dựng mơi trường văn hóa, xây dựng TCVH được triển khai mang lại hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng ĐSVH của nhân dân huyện Như Xuân, đồng thời gắn với các tiêu chí xây dựng NTM. Thơng qua các phong trào mà nhiều tiêu chí xây dựng NTM như tiêu chí số 6, tiêu chí số 7, 10, 11, 19...được hoàn thành giúp các xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các phong trào vẫn không tránh khỏi những hạn chế tồn tại.

- Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM, tiến tới năm 2025, 17/17 xã của huyện Như Xuân đã xác định các mục tiêu văn hóa cần phải hồn thành đồng thời phát triển toàn diện KTXH địa phương. Luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp bao gồm: (i) Cơng

tác chỉ đạo, điều hành, quản lý xây dựng ĐSVH; (ii) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong các hoạt động văn hóa; (iii) Nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa (iv) Nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa; (v) Nhóm giải pháp mang tính đặc thù của địa phương. Các giải pháp trên mang tính đồng bộ và cần được triển khai

cùng lúc để chất lượng phong trào đạt hiệu quả tốt nhất tạo nên sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Anh (2014), “Vai trò của hệ thống TCVH”, Tạp chí Cộng sản, 5, 32.

2. Bộ VHTT (1991), ĐSVH cơ sở - Thực trạng và những vấn đề giải quyết, Nxb VHTT, Hà Nội.

3. Bộ VHTT (1995), Chủ động sáng tạo xây dựng ĐSVH ở cơ sở, Nxb

VHTT, Hà Nội.

4. Bộ VHTT (1998), Một số giá trị văn hóa truyền thống đối với ĐSVH cơ sở ở nông thôn hiện nay, Nxb VHTT, Hà Nội.

5. Ban Chỉ Đạo Phong trào (2000), Quyết định số 01/2000/QĐ- BCĐ ngày

12/4/2000 về việc ban hành kế hoạch triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”.

6. Bộ VHTT (2006), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2015 và định

hướng phát triển đến năm 2020.

7. Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

8. Bộ VHTT&DL (2008), Văn bản của Đảng và Nhà nước về Nếp sống

văn hóa, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

9. BộVHTT&DL(2011), Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/201 “Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và cơng nhận

Xã đạt chuẩn văn hóa NTM”.

10.Bộ VHTT&DL (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ VH, TT&DL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

11.Bộ NN&PTNT (2009), Thơng tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009

12.Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Cục Văn hóa cơ sở (2008), Văn bản của Đảng và Nhà nước về nếp sống

văn hóa, Hà Nội.

14.Sóc Ca (2019), Huyện Long Phú đạt thành tích ấn tương sau 10 năm thực

hiện “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”. Tạp chí xây dựng

15. Chính phủ (2016), Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-DDCTUBTWW -MTTQVN ngày 7/10/2016 phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh.

16. Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu

chí quốc gia về NTM, Hà Nội.

17. Chính phủ (2018), Nghị định 112/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định

xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thơn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ phố văn hóa”.

18. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử quản lý văn hoá ở Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

19. Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng NTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Đinh Xuân Dũng (2015), Mấy vấn đề văn hóa Việt Nam hiện nay - thực

tiễn và lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nơng thơn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc

22. Đảng CSVN (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng CSVN (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội,tr.257

25. Đỗ Xuân Định (1994), Lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án

phó Tiến sĩ Triết học.

26. Trung Đơng (2002), Để có một phong trào TD ĐKXD ĐSVH, Viện Văn hóa - Nxb VHTT, Hà Nội

27. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Duy Đức (2010), Thành tự xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986 - 2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

29. Phan Hồng Giang - Bùi Hoài Sơn (2014), Quản lý văn hóa Việt Nam trong

30. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

31. Vũ Hương Giang (2018), xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Trường ĐH

VHTT&DL Thanh Hóa

32. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam

(2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Trần Thị Diên

(1988), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb VHTT.

34. Phạm Thị Thu Hiền (2018), Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường

Điên Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Trường ĐH

VHTT&DL Thanh Hóa

35. Lương Đình Khuê (1992), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”, Tạp chí triết học, Viện

KHXH Việt Nam.

36. Thanh Lê (2003), Văn hóa lối sống, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

37. Trần Thùy Linh & Phạm Thúy Hằng (2018), “Vai trò của các TCVH trong xã hội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 406 (4), tr.17-21.

38. Nhật Minh – Sở VHTT&DL Lai Châu (2020),Tỏa sáng nếp sống mới,

con người mới Lai Châu", Tạp chí xây dựng đời sống văn hóa

39. Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, Nxb KHXH.

40. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 41. Hoàng Thanh Nhung (2002), Đề cương cơng tác xây dựng làng văn hóa

Thanh Hóa. Tài liệu dùng cho cán bộ VHTT cơ sở, tháng 3 năm 2002.

42. Nhiều tác giả (2003), Giáo trình lý luận văn hố và đường lối văn hoá

của Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Viện ngôn ngữ học Việt Nam. 44. Nguyễn Huy Phịng (2018), Y dựng và hồn thiện hệ thống TCVH ở Việt

Nam hiện nay,Viện Văn hóa và phát triển

45. Đình Quang (chủ biên) (2005), ĐSVH đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

46. Nguyễn Minh Sơn (1997), “Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động VHTT nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 04, tr.8-12.

47. Sở VHTT Thanh Hóa (2006), Quy hoạch và phát triển sự nghiệp VHTT

tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020.

48. Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 120 - 159)