Nhận xét đánh giá chung thực trạng xây dựng đời sống văn hóa gắn vớ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.Nhận xét đánh giá chung thực trạng xây dựng đời sống văn hóa gắn vớ

hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới ở Huyện Như Xuân

2.4.1. Ưu điểm

Hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM được quan tâm phát triển, đi vào chiều sâu, các chương trình được lên kế hoạch chi tiết, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với địa phương miền núi như huyện Như Xuân. Huyện đã thành lập ra BCĐ phong trào, phân rõ trách nhiệm đến từng cá nhân và được thực hiện rất khoa học với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp nhân dân.

Đối với công tác tuyên truyền hướng dẫn xây dựng ĐSVH :BCĐ phong

trào đã ban hành một số công văn, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện các phong trào, kết quả cho thấy 18/18 xã thị trấn đều nhận được và trực tiếp tuyên truyền, triển khai nội dung tới nhân dân. Hoạt động tuyên truyền các chính sách, các nội dung của phong trào với sự hỗ trợ của hệ thống truyền thanh xã, thơn được triển khai nhanh chóng và chính xác.

Đồng ý đóng góp; 87,60% Khơng đồng ý

đóng góp; 12,40%

Đối với nội dung xây dựng ĐSVH: Các hoạt động xây dựng “GĐVH”,

“Cơ quan văn hóa” được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng tiêu chí số 16 trong xây dựng NTM. Người dân tự hào về danh hiệu mình đạt được, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân. Hoạt động xây dựng môi trường

văn hoá sạch - đẹp - an toàn cũng được thực hiện nghiêm túc, các doanh

nghiệp và cư dân sống trên địa bàn có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống. Quá trình củng cố và xây dựng thiết chế văn hóa địa phương hướng tới hồn thành chỉ tiêu số 6 cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng NTM như: Nhà văn hóa, trung tâm TDTT, CLB TDTT, thư viện huyện đã đươc xây dựng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng ĐSVH cho nhân dân huyện Như Xuân.

Đối với các phong trào xây dựng ĐSVH: đã thực hiện thành công một

số phong trào giúp kinh tế địa phương phát triển, đáp ứng tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng NTM làm nền tảng để xây dựng ĐSVH cơ sở thêm vững mạnh. Các phong trào như gương người tốt việc tốt, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, nếp sống văn minh trong tang, lễ, hội, phong trào TDTT, phong trào văn nghệ quần chúng nhận được sự quan tâm của nhân dân trong huyện, trong đó có cả đồng bào DTTS sống ở huyện. Từ đó các tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội, tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh dễ dàng được thực hiện.

Về công tác thanh tra, kiểm tra và khen thưởng: huyện Như Xuân phối

hợp cùng lực lượng chức năng thực hiện đúng, thực hiện đủ các cuộc thanh tra phong trào, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất phát hiện nhiều sai phạm và đã tiến hành xử lý theo quy định pháp luật. Hoạt động khen thưởng cũng được thực hiện nghiêm túc tạo động lực tiếp tục đóng góp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn

Vê XHH hoạt động xây dựng ĐSVH:Nhiều tổ chức cá nhân tự nguyện

đóng góp cho các hoạt động văn hóa tại địa phương, nhờ có nguồn XHH mà một số di tích, danh thắng trên địa bàn được trùng tu kịp thời gắn với phát triển du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho huyện Như Xuân.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM vẫn còn một số tồn tại, đó là:

- Cơng tác chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các văn bản, chỉ thị của các cấp chưa đi vào chiều sâu, một số cán bộ chưa sâu sát, tích cực với nhiệm vụ nên hiệu quả chưa cao.

- Hoạt động xây dựng ĐSVH, đặc biệt là xây dựng các danh hiệu văn hóa cịn nhiều bất cập, nhiều hộ gia đình, cá nhân, cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn chưa phối hợp thực hiện, cố tình vi phạm nội quy phong trào. Tính đến năm 2020, cả huyện vẫn cịn 4 xã chưa đạt được chỉ tiêu số 16 trong xây dựng NTM. tiêu chuẩn làng văn hóa tỷ lệ ở mức dưới 70%. Trong công tác thực hiện xanh - sạch - đẹp môi trường, một số hộ dân ý thức chưa cao đơi lúc vẫn cịn phải nhắc nhở, xử phạt hành chính; vẫn có hiện tượng xả rác bừa bãi ảnh hưởng tới môi trường cơng cộng, lấn chiếm lịng lề đường vì lợi ích cá nhân. Tỷ lệ KDC các xã được sử dụng nước sạch còn hạn chế, nhiều xã dưới phạm vi tiêu chuẩn xây dựng NTM nên không đạt chỉ tiêu sơ 17.

-Tình trạng nhiều TCVH hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí lớn. Nhiều trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thơn, bưu điện văn hóa trở nên hoang hóa vì thiếu hoạt động thiết thực, bộ máy nhân sự quản lý yếu, địa điểm được xây dựng ở cách khu dân cư nên không thu hút được người dân tham gia. Một số nhà văn hóa, trung tâm văn hóa hoạt động sai chức năng, không phát huy được tác dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động văn nghệ, giao lưu thiết thực, bổ ích. Các xã Thượng Ninh, Cát Tân, Tân Bình, Thanh Qn, Thanh Hịa khơng đạt tiêu chí số 6 cơ sở vật chất trong xây dựng NTM, một số thiết bị sử dụng trong NVH đã cũ nát chưa có kinh phí thay thế.

- Phong trào xây dựng ĐSVH tại cơ sở thực hiện cịn mang tính hình thức, một số xã chưa nắm bắt được nội dung phong trào và nhận thức về hoạt động văn hóa yếu. ĐSVH ở các xã, thôn vùng sâu vùng xa chưa đảm bảo,

chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Công tác đảm bảo trật tự ATGT KDC, nhiều xã, thôn xây dựng NTM nhưng chưa đạt chỉ tiêu số 19 về ổn định an ninh trật tư xã hội.

- Ban thanh tra, kiểm tra phong trào vẫn cịn tư tưởng vì thành tích, đánh giá chưa đúng các danh hiệu thi đua, đặc biệt các tiêu chí về ĐSVH khá rộng nên khó kiểm tra đánh giá. Cơng tác xử lý sai phạm còn lỏng lẻo, bỏ lọt nhiều vi phạm ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào.

- Hoạt động XHH trên địa bàn tuy đã được triển khai nhưng kết quả chưa cao, nhiều tổ chức cá nhân vẫn chỉ là hứa hẹn nhưng chưa có đóng góp cho các hoạt động xây dựng ĐSVH và đang cần có nhiều sự khích lệ tun truyền hơn từ phía chính quyền địa phương.

2.4.3. Nguyên nhân

Như Xuân là một huyện miền núi có trên 60% đồng bào DTTS sinh sống, có nhiều nét văn hóa giao thoa của đồng bào dân tộc cùng với nếp sống hiện đại CNH-HĐH đang du nhập ngày càng mạnh đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới nếp sống văn hóa của người dân ở Huyện. Các tệ nạn xã hội gia tăng, sự du nhập của văn hóa ngoại lai đã làm lối sống văn hóa của cộng đồng KDC sáo trộn, nếp sống gia đình, tình làng nghĩa xóm bị mai một bởi kinh tế thị trường.

Năng lực của cán bộ văn hóa địa phương cịn yếu, cơng tác chỉ đạo xây dựng ĐSVH chưa nhiệt tình nên hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có lúc cịn cứng nhắc, hiệu quả chưa cao, chưa sâu rộng trong quần chúng nhân dân vì vậy chưa phát huy được vai trị của người có uy tín trong nhân dân và chưa lôi kéo được nhân dân tham gia. .

Nhận thức của một bộ phận nhân dân cịn chưa cao, có tính ỷ lại, chưa nghiêm túc chấp hành các quy định của địa phương, quy ước của thơn xóm, đăng ký tham gia các phong trao theo hướng bắt buộc mà không phải tự nguyện. Đặc biệt, một số thôn sau khi cơng nhận thơn văn hóa có biểu hiện cầm chừng khơng cịn nỗ lực xây dựng.

Một số TCVH được đầu tư nhưng do nguồn vốn ngân sách thiếu và yếu, nhiều xã phát động phong trào XHH không hiệu quả. nên chất lượng thiết chế không cao. NVH, trung tâm TDTT, thư viện huyện chưa thực sự đáp ứng nhu cầu người dân sử dụng do sự lấn át của các loại hình nghệ thuật, truyền thơng hiện đại với sức hấp dẫn về kỹ nghệ, nội dung, hình thức tạo được sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Điều này đồng nghĩa với việc các TCVH và nghệ thuật truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

*Tiêu kết

Chương 2 luận văn đã đi vào nghiên cứu sâu về thực trạng chất lượng hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM ở huyện Như Xuân.Từ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung, quy định của việc thực hiện nếp sống văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa, thanh tra kiểm tra được BCĐ địa phương nắm bắt nghiêm túc thực hiện và tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đến nhân dân. Để nếp sống văn hóa gắn với xây dựng NTM nhanh chóng đi vào nền nếp, mơi trường văn hóa đáp ứng nhu cầu ĐSVH của nhân dân, cấp ủy, chính quyền huyện đã xây dựng các phong trào gắn liền với thực tiễn, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. TCVH được cấp chính quyền quan tâm xây dựng, tạo cơ sở gây dựng phong trào văn hóa và là điểm đến văn hóa của nhân dân trong huyện. Cơng tác thanh tra kiểm tra được nghiêm túc thực hiện, thực trạng vi phạm pháp luật, vi phạm quy định phong trào có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, cịn bộc lộ những tồn tại, hạn chế tư tưởng chạy theo thành tích, xây dựng các hoạt động trên quan điểm hình thức, khơng quan tâm nghiên cứu sâu sát đến nội dung, không khai thác được thế mạnh địa phương và ý tưởng của quần chúng nhân dân....ảnh hưởng tới chất lượng các hoạt động. Từ những hạn chế trên, luận văn tiếp tục nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM ở chương tiếp theo.

Chương 3.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GẮN VỚI XÂY

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 105)