Nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 116 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa

Nâng cao chất lượng xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM huyện Như Xuân không thể thiếu vấn đề kiện tồn, hiện đại hóa hệ thống các TCVH. Có thể nói, xây dựng, hồn thiện hệ thống TCVH đầy đủ, đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi đó là cơ sở, nền tảng đầu tiên để văn hóa có thể “cất cánh, thăng hoa”, nơi kết nối, giao lưu, sáng tạo và tập hợp ý chí, quyết tâm của toàn xã hội[44], giải pháp cụ cho huyện Như Xuân như sau:

Thứ nhất, UBND huyện, MTTQ, các cấp chính quyền cần quán triệt sâu

rộng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với khơng ngừng phát triển văn hóa, trong đó cần tạo ra mạng lưới hệ thống TCVH đẩy đủ, đồng bộ, hiện đại ở khắp các xã, thôn, làng; tránh sự mất cân đối trong hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân, khơng để tình trạng “trắng nhà văn hóa” thơn bản, bởi khơng có TCVH, người dân khó có thể thực hành, trao truyền, hưởng thụ và lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng. Vì vậy ưu tiên tiếp tục xây dựng một số nhà văn hóa tại các thơn bản vùng sâu vùng xa ở huyện.

Thứ hai, các cấp có thẩm quyền cần tiến hành rà soát, đánh giá hiện

trạng Nhà văn hóa xã, thơn trên địa bàn để có kế hoạch hồn thiện, cải tạo các thiết chế văn hóa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí thiết chế văn hóa theo quy định xây dựng NTM, tránh tình trạng lãng phí. Bên cạnh việc đầu tư về nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa ở huyện cần có những nghiên cứu, đánh giá khảo sát về nhu cầu, tâm lý của

người dân trong xây dựng TCVH do 60% người dân huyện Như Xuân là người DTTS, việc xây dựng TCVH phải phù hợp với địa bàn, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tộc người và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người dân là cần thiết. Đồng thời, xây dựng các cơng trình TCVH phải là những cơng trình kiên cố, có chất lượng và mang tính cộng đồng, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ và khát vọng của nhân dân, tránh đơn điệu hóa một mơ hình TCVH. Bên cạnh đó, cần gắn vấn đề xây dựng TCVH với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, chú trọng đến các tiêu chí xây dựng như quy mơ diện tích NVH, cơ sở vật chất tạo khơng gian, điểm đến văn hóa cho nhân dân trong vùng. Trao quyền và khuyến kích người dân tham gia quản lý cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo, quảng bá văn hóa.

Thứ ba, song song với q trình xây mới các TCVH hiện đại, phù hợp

với xu thế phát triển thì việc bảo tồn, trùng tu, tơn tạo các TCVH truyền thống mang dấu ấn lịch sử, gắn liền với quá trình đánh giặc, giữ nước của cha ơng ở huyện Như Xn như Đền Chín Gian, Di tích Đình Thi, Thác Cổng trời...cũng cần được quan tâm. Đồng thời, cần kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý TCVH để vận hành, khai thác có hiệu quả các TCVH; tăng cường việc quảng bá hình ảnh, văn hóa đặc trưng của địa phương thơng các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá.

Thứ tư, XHH các hoạt động, phong trào xây dựng NVH, làng văn hóa

và các TCVH nhằm huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, phát huy tính chủ động, tích cực của các chủ thể văn hóa trong xây dựng nội dung, chương trình hành động. Tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và mức sống của người dân để xây dựng lên những TCVH phù hợp, tránh phơ trương hình thức, chạy đua theo thành tích, chỉ tiêu. Chính quyền khơng nên làm thay mà là người tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân để quản lý và phát huy những giá trị tích cực của TCVH.

Thứ năm, trong quản lý, vận hành các TCVH, cần xây dựng những mơ

hình thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, học tập những mơ hình hoạt động hiệu quả. Huyện Như Xn có thể học mơ hình quản lý của huyện Hịa Đức Hà Nội (cho thuê NVH làm địa điểm tổ chức cưới hỏi, tụ điểm biểu diễn, đạt doanh thu hằng năm từ 2-3 tỷ đồng), tận dụng tối ưu nguồn lực cơ sở vật chất, kinh phí và nhân sự của các thiết chế văn hóa là cách làm sáng tạo nhằm phát huy vai trị, cơng năng của TCVH.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)