Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý xây dựng ĐSVH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 110 - 114)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý xây dựng ĐSVH

3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền trong q trình xây dựng ĐSVH

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải đưa nhiệm vụ xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM vào nghị quyết, nghiêm túc chỉ đạo các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có chương trình hành động cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCVH, TDTT cơ sở ở huyện, ưu tiên bố trí quỹ đất và kinh phí để xây dựng nhà ở, cơng trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí ....Ưu tiên thực hiện ở những xã chưa đạt tiêu chí số 6 trong xây dựng NTM bằng cách tăng dần ngân sách đầu tư, khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để xây dựng TCVH.

Lĩnh vực chi thường xuyên NSNN cho hoạt động văn hóa cần có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo điều chỉnh tỷ lệ chi cho văn hóa sao cho hợp lý ở giai đoạn kế tiếp. Hiện tại mức chi cho Hoạt động văn hóa địa phương huyện Như Xuân chỉ chiếm 1-1,5% trong tổng chi ngân sách, chủ yếu hoạt động phải nhờ nguồn XHH, nếu các cơng trình văn hóa trọng điểm của xã hội được các cấp lãnh đạo ưu tiên cấp vốn hợp lý sẽ tạo cho huyện có hệ thống TCVH quy mơ đạt chuẩn, từ đó các hoạt động văn hóa sẽ dễ dàng được thực hiện hơn.

Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH và xây dựng NTM tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp các bộ, ngành trung ương và địa phương triển khai; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý của chính quyền địa phương vào các hoạt động phong trao, cần phân bổ rõ trách nhiệm cho cán bộ văn hóa xã, thơn, có định hướng rõ ràng trong xây dựng nội dung thực hiện, lắng nghe đóng góp của nhân dân để xây dựng các phong trào đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu về văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân.

Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách ,nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá sát thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến xây dựng, nâng cao đời sống tinh thần ở cơ sở. Đổi mới công tác đánh giá phong trào TDĐKXDĐSVH không chỉ căn cứ vào những con số, tỷ lệ, mà còn phải căn cứ vào những đánh giá cụ thể từ thực hiện của địa phương... Chủ động đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời hạn chế trong quá trình thực hiện phong trào.

Hằng năm các cấp chính quyền cần phải có đánh giá cơng tác quản lý và tổ chức xây dựng ĐSVH dựa trên trên cơ sở tiêu chí, tổ chức đánh giá, chấm điểm nhằm nâng cao khả năng thực hiện hoạt động văn hóa và cung cấp những thơng tin phản hồi cho công chức, viên chức biết được mức độ thực hiện các hoạt động xây dựng ĐSVH từ đó có biện pháp nâng cao và hoàn thiện hiệu quả quản lý ĐSVH cơ sở tại địa phương. Cụ thể gồm như sau:

+ Về công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM hàng năm (Cụ thể như: Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các phong trào;Thực hiện đúng kế hoạch; Kết quả thực hiện xã hội hóa để xây dựng các hoạt động ĐSVH...) .

+ Về thực hiện nếp sống văn minh trong đời sống gia đình - xã hội (như: thực hiện giúp nhau xóa đói giảm nghèo, cùng nhau bảo vệ mơi trường, xây dựng các phong trào về văn hóa văn nghệ, thể thao; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ĐSVH, Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa,...)

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của BCĐ phong trào và đánh giá công tác triển khai tại địa phương, định kỳ sơ kết, tổng kết phong trào qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; đề ra những mục tiêu, giải pháp phát triển phong trào trong thời gian tiếp theo.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội

Ðể công tác xâu dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM ngày càng đạt được hiệu quả cao cần chú trọng công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện Như Xuân để nhân dân hiểu rõ vai trò của ĐSVH, những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc trong đời sống. Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa ngày càng văn minh, thật sự trở thành nét văn hóa đặc trưng góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

BCĐ phong trào phải có sự tính tốn cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Mỗi hoạt động văn hóa mới cần xây dựng một kịch bản phù hợp gắn với chủ thể là người dân địa phương. Chính quyền địa phương các cấp cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các nội dung văn hóa sao cho hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương cùng tham gia.

Các cấp chính quyền địa phương, ngành văn hóa, ngành tư pháp cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương về quản lý văn hóa. Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đóng vai trị quan trọng trong việc tun truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh. Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nơng dân, Đồn Thanh niên tổ chức sinh hoạt quán triệt nội dung các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về văn hóa, phịng chống các tệ nạn xã hội trong hội viên. Từ đó, giúp người dân nhận thức tốt hơn về đời sống văn hóa, chống mê tín dị đoan, bảo đảm các hoạt động văn hóa thực sự văn hóa, văn minh lành mạnh, an tồn, tiết kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Cơng tác tuyên truyền xây dựng ĐSVH gắn với NTM phải được ngành văn hóa huyện ham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, sử dụng các đội thơng tin lưu động, các đội văn nghệ quần chúng; các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như băng rơn, khẩu hiệu, panơ, áp phích. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người dân.

Triển khai vận động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức phải coi xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thi đua giai đoạn 2020 - 2025. Các phương tiện thơng tin báo chí trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục mới về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ĐSVH, nêu gương điển hình tốt, những sáng kiến hay trong tổ chức thực hiện thông tin tuyên truyền và chấp hành pháp luật. Báo, đài phải thực sự trở thành diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Chú trọng phát huy sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội. Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể và hiệu quả để dân hiểu, dân tin với phương châm:“Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó

vạn lần dân liệu cũng xong”. Phát huy vai trò làm chủ của cộng đồng dân cư

- Phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, các đơn vị và cốt cán ở thôn để tạo niềm tin trong nhân dân, vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM thiết thực, hiệu quả hơn, tránh bệnh phô trương chạy theo thành tích, kết quả thực hiện hoạt động xây dựng ĐSVH của từng cơ quan, cá nhân là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá thi đua và khen thưởng hàng năm. Phát hiện các nhân tố mới, cách làm hay, mơ hình mẫu trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị để biểu dương và nhân rộng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 110 - 114)