Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 97 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5.Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa

2.3. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Như Xuân trong công

2.3.5.Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa

Kinh phí xây dựng ĐSVH cơ sở là vấn đề được Nhà nước chú trọng, quan tâm, quản lý, giám sát chặt chẽ. Trong thời gian qua UBND huyện Như Xuân đã xây dựng dự tốn kinh phí các hoạt động xây dựng ĐSVH dựa trên những chỉ đạo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa và ban hành một số chính sách đặc thù, cân đối nguồn chi ngân sách huyện, nhằm khuyến khích và hỗ trợ thực hiện các nội dung xây dựng ĐSVH gắn với xây dựng NTM.

Bên canh nguồn vốn NSNN và vốn NSĐP huyện cấp cho việc xây dựng ĐSVH và từ các nội dung phối hợp với chương trình xây dựng NTM theo năm, nhưng nguồn kinh phí này cịn rất hạn chế so với yêu cầu thực tế nên UBND huyện đã phải huy động thêm nguồn kinh phí cho hoạt động văn hóa từ nguồn XHH.

Dựa theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và mơi trường. Những năm qua công tác XHH đã huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia đóng góp, hỗ trợ xây dựng, cải tạo các TCVH, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương. Nguồn XHH được mở rộng không chỉ trong xây dựng các TCVH, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng mà còn XHH tổ

chức các giải thể thao thành tích cao, các lễ hội, hay xây dựng nếp sống văn hóa... giúp các địa phương tạo ra lực lượng xã hội đông đảo tham gia xây dựng ĐSVH tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa ngành văn hóa với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân.

UBND huyện Như Xuân đã thành lập tổ ghi thu trực tiếp tiếp nhận kinh phí từ nguồn XHH, sự hảo tâm của cá nhân, tập thể muốn đóng góp cho ĐSVH địa phương. Nguồn kinh phí thu được niêm yết cơng khai tới nhân dân

Tổng số kinh phí mà BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH nhận được trong giai đoạn năm 5 được thống kê như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để xây dựng ĐSVH trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: UBND huyện Như Xn, Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện) Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hoạt động xây dựng ĐSVH tại tại phương khá ít, đặc biệt năm 2019 và 2020 nhà nước phải cắt giảm một phần chi Ngân sách cho các hoạt động văn hóa để dành cho hoạt động phát triển kinh tế. Đồng thời, do tình hình dịch bệnh tồn cầu, kinh tế cả nước bị giảm

Nguồn XHH, Năm 2016, 935.6 Nguồn XHH, Năm 2017, 1,036 Nguồn XHH, Năm 2018, 1,150 Nguồn XHH, Năm 2019, 1,027 Nguồn XHH, Năm 2020, 1,020

sút, các hoạt động sử dụng NSNN đều phải rút gọn vì vậy ngân sách của hoạt động xây dựng ĐSVH cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy hoạt động văn hóa và xây dựng các phong trào tại địa phương phải dựa nhiều vào nguồn lực XHH. Biểu 2.2. cho thấy các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực tham gia đóng góp cho văn hóa, năm 2016 huyện Như Xuân nhận được 935,6 triệu đồng, năm 2017 huyện nhận được 1.036,4 triệu đồng, năm 2018 huyện nhận được 1.149,5 triệu đồng. Mặc dù năm 2019-2020 có giảm hơn so với các năm trước do tình hình dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng tới nhiều tổ chức danh nghiệp, cá nhân, và sự suy thối kinh tế làm cho tài chính của nhiều đơn vị khơng cịn dư dả, nhưng huyện vẫn nhận được nhiều đóng góp của xã hội cho thây sự quan tâm của tầng lớp nhân dân tới phát triển ĐSVH cơ sở.

Phỏng vấn về vấn đề XHH, tác giả có đưa ra câu hỏi:“Ông/bà nhận

thấy nguồn XHH dành cho các hoạt động xây dựng ĐSVH những năm qua như thế nào?”. Ông Lê Đại Quân là cán bộ văn hóa xã Xn Hịa cho biết: “Vấn đề nguồn XHH dành hoạt động xây dựng ĐSVH cơ sở được chính quyền địa phương triển khai tốt, đảm bảo tính minh bạch cơng khai và có thu chi rõ ràng do kế tốn của BCĐ chương trình TDĐKXDĐSVH phụ trách. Do nhu cầu về vốn của một số phong trào như xóa đói giảm nghèo, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế và nhiều hoạt động khác rất lớn lớn nên hoạt động XHH kinh phí do các tập thể, cá nhân đóng góp đã giúp các phong trào TDĐKXDĐSVH tháo gỡ khó khăn về tài chính, đạt được hiệu quả cao hơn.”[Biên bản phỏng vấn ngày 3/4/2021].

Khảo sát vấn đề XHH hoạt động văn hóa, có nhiều ý kiến của nhân dân đồng ý và tình nguyện đóng góp cho các phong trào. Trong 180 phiếu khảo sát, có 87,6% đồng ý đóng góp, chỉ có 12,4% khơng đồng ý đóng góp. Vì họ cho rằng kinh tế cịn khó khăn chưa ổn định nên khơng mong muốn có nhiều khoản phải đóng góp.

Biểu đồ 2.3. Khảo sát hoạt động XHH kinh phí cho hoạt động xây dựng ĐSVH tại huyện Như Xuân

[Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 97 - 100)