7. Kết cấu luận văn
1.2. Tổng quan về đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn
1.2.1. Vài nét về xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
1.2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên.
Xã Vân Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Triệu Sơn, có dãy ngàn Nưa án ngữ từ phía Nam tới phía Tây. Cách trung tâm huyện Triệu Sơn
khoảng 03 km theo đường chim bay về phía Tây Nam, cách thành phố Thanh Hóa gần 20km về phía Tây. Vị trí xã tiếp giáp:
Phía Bắc giáp xã An Nơng và xã Hợp Thắng; Phía Nam giáp xã Thái Hịa;
Phía Đơng giáp xã Nơng Trường và Thái Hịa; Phía Tây giáp xã Xuân Du của huyện Như Thanh.
Xã Vân Sơn có tổng diện tích 1.553,274 ha (15,5 km2). Diện tích đất nơng nghiệp là 839,39 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 524,12 ha. Địa bàn xã là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng với trung du miền núi. Vì thế, cảnh quan địa hình của xã Vân Sơn chia làm hai vùng rõ rệt. Khu vực phía Bắc của xã là cảnh quan của vùng đồng bằng với những khu dân cư làng mạc nằm dọc hai bên bờ sông Nhơm và dọc đường giao thông, với những cánh đồng trải dài đến hướng đông, hướng tây và hướng nam đến giáp vực Bưu. Khu vực phía nam là địa hình bán sơn địa, khu vực này có nhiều núi đồi xen lẫn với đồng ruộng. Dân cư sống trên các gị đồi thấp, có nhiều sơng suối nhỏ chia cắt, phía Đơng có con sơng Lê (sơng Nhơm) bao bọc quanh co. Phía Tây sơng Lê có vực Bưu, địa hình dốc dần về phía Đơng Nam. Vân Sơn có đất rừng, đồi, đồng bằng thuận lợi cho trồng nhiều loại cây lương thực và nhiều loại cây trồng khác.
Xã chủ yếu là phát triển kinh tế nơng nghiệp. Ngồi ra cịn có các nghề phụ như cơ khí, gị, hàn, xay xát, mộc, nề, may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, nghề làm lông my giả, cùng các ngành dịch vụ phát triển: buôn bán xăng dầu, vàng bạc, đá quý… Tổng thu nhập năm 2020 uớc đạt 36,7 triệu/ người/ năm.
Xã có đường giao thơng liên huyện chạy qua trung tâm xã, thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi bn bán giữa các vùng miền, xã có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho phát triển kinh tế nơng lâm kết hợp, phát triền các mơ hình trang trại kết hợp trồng trọt với chăn ni. Trên địa bàn xã hiện có 02 cơng ty lớn đang hoạt động thu hút nhiều lao động tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động xã nhà, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nhìn chung, xã Vân Sơn có vị trí thuận lợi về giao thông, lại tương đối gần với trung tâm huyện lỵ, các điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Với điều kiện tiềm năng nguồn lực lao động và cơ sở vật chất hiện có, Vân Sơn đang khai thác và sử dụng có hiệu quả để đạt được các thành tích trong cơng cuộc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Vân Sơn đã hồn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và được Tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 1 năm 2015. Năm 2021 xã đang phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn vào cuối quý 3/2021.
1.2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa.
Địa bàn xã Vân Sơn trước kia thuộc huyện Nông Cống, là một vùng đất cổ, có thể được hình thành ít nhất từ thời Trần. Theo các tài liệu lịch sử, vùng thung lũng núi Nưa nằm trên vành đai bao quanh đồng bằng Thanh Hóa từ rất sớm đã hình thành tụ điểm dân cư. Căn cứ vào các truyền thuyết lưu truyền từ đời này sang đời khác, phát hiện các dấu tích, hiện vật khẳng định vùng Kẻ Nưa, Kẻ Mơ trên đất Triệu Sơn ngày nay là một vùng tập trung dân cư từ rất sớm. Đến thế kỷ thứ III, cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh đã lấy khu vực này làm căn cứ đầu tiên. Những dấu tích về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đến nay vẫn còn đậm nét trên vùng đất Ngàn Nưa. Lịch sử đã cho biết: Bà Triệu quê hương tại vùng Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay cịn gọi là n Thơn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Lớn lên, bà là người
có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Năm 19 tuổi, dưới ách thống trị của giặc Ngô, Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt đến vùng núi Nưa, tập hợp được hơn một ngàn nghĩa sỹ, mài gươm luyện giáo chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân trong vùng nô nức hưởng ứng.
Xã Vân Sơn, vùng đất thuộc khu vực thung lũng núi Nưa đã được con người khai phá từ rất sớm, nhất là khu vực ven sông, gần suối, gần nguồn nước để sinh sống. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ. Lúc này các làng thuộc xã Vân Sơn ngày nay thuộc xã Vĩnh Gia. Tháng 12 năm 1953, xã Vân sơn được thành lập gồm có 03 làng: Vân Cổn, Sơn Phú, Đạt Thành và xóm Hưng Thành của xã An Nơng lớn tách ra. Từ tháng 02 năm 1965, xã Vân Sơn là một trong 20 xã của huyện Nông Cống được tách ra, cùng với 13 xã của huyện Thọ Xuân để thành lập huyện mới Triệu Sơn theo Quyết định số: 177/QĐ-CP ngày 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ. Từ đó đến nay, xã Vân Sơn trực thuộc quản lý và điều hành của huyện Triệu Sơn
Về văn hóa tín ngưỡng, xã có các lễ hội như cầu mưa, rước kiệu đền Bà Triệu vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm. Kiệu được rước từ đến chính ra Đền Trình lên trên đỉnh núi Tía tế lễ rồi trở về Đền chính. Trong lễ hội sau khi rước kiệu sẽ tổ chức tế lễ và dâng hương sau đó tổ chức các trị chơi dân gian kéo co, hát chầu văn…
Làng Vân Cổn cịn có ngơi đình to nhất của tổng Cổ Định xưa, được xây dựng ven bờ tả ngạn sông Nhơm (nay thuộc thôn 7) xã Vân Sơn, quay mặt về hướng Tây. Đình có sắc phong nhưng đến nay khơng cịn lưu giữ được. Năm Tự Đức thứ 7 (1854) đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc bốn mái, một gian chính rất rộng với với những hàng cột gỗ to một người ôm không hết. Nội thất được trang trí lộng lẫy, uy nghiêm với nhiều loại đồ thờ, hồnh phi, câu đối. Ngơi đình lớn này theo những vị cao niên kể lại có thể
chứa được vài trăm người, đây là nơi hội họp, tụ họp của nhân dân vào các dịp lễ tết, hội làng, là niềm tự hào của nhân dân trong làng. Vào những dịp tế Thành hoàng làng ngày 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, các dòng họ trong làng đều làm cỗ đem lên Đình cúng tế. Vào dịp lễ tiết khác trong năm như cúng cơm mới 23 tháng 10 (âm lịch), nơi đây là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân trong làng. Đình làng Vân Cổn bị phá dỡ năm 1958 do chiến tranh. Gần đây, năm 2003 được nhân dân đóng góp xây dựng lại trên nền đất cũ gồm 3 gian. Hàng năm, vào ngày 10 tháng Giêng (âm lịch) các dòng họ trong làng vẫn tổ chức lễ cúng tế theo truyền thống.
Chính quyền xã Vân Sơn thường xuyên tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách đến tận người dân, luôn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. ln thực hiện tốt cơng tác chính sách xã hội, tạo mơi trường văn hóa lành mạnh ở khu dân cư. Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ - TTTD nhân những ngày lễ lớn của Nhà nước và các ngày lễ truyền thống của địa phương. Xã Vân Sơn là địa phương có truyền thống phát triển văn hóa văn nghệ. Trong những năm qua xã đã duy trì và tổ chức lễ hội tâm linh truyền thống của toàn thể các bộ và nhân dân trong xã.
Với những đặc điểm về lịch sử, văn hóa của làng xã như vậy, tạo cho cư dân Vân Sơn có một đời sống tâm linh thật phong phú và mang đậm tính lịch sử, tính huyền thoại, nhân dân xem đó là nơi gửi gắm, là yếu tố cân bằng tinh thần sau những ngày lao động vất vả.