Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về di tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80 - 84)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích

3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về di tích

Thực tế cho thấy, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã góp phần làm dày thêm những ý nghĩa cho giá trị của các di sản văn hóa. Bên cạnh mục

tiêu bảo tồn, việc phát huy giá trị của các di sản trong thực tế đời sống xã hội cũng là một nhiệm vụ được ưu tiên trong công tác nghiên cứu. Thực tế tại tỉnh ta cũng như ở nhiều địa phương khác cho thấy nếu không được nghiên cứu, bảo tồn hợp lý có thể dẫn đến di sản bị mai một, hư hại hoặc bị lạm dụng, biến tướng bản chất trong quá trình khai thác di sản. Cả hai trường hợp đều gây nên những hệ lụy đáng tiếc lâu dài cho đời sống văn hóa tinh thần.

Thời gian qua nhiều đề tài nghiên cứu cùng những cuộc hội thảo được tổ chức nhằm khai thác giá trị di sản văn hóa vào phục vụ phát triển du lịch. Như hội thảo về di tích Phủ Na năm 2010. Nhiều nơi trong tỉnh đã tích cực thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ di sản, khắc phục khó khăn về ngân sách, thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di sản, tạo thành những địa chỉ, sản phẩm văn hóa - du lịch đặc thù hấp dẫn, phục vụ thiết thực cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Tuy đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học cũng gặp phải khơng ít khó khăn do nguồn kinh phí, phương tiện, con người bố trí cho hoạt động nghiên cứu cịn hạn chế; các nhà nghiên cứu tuổi ngày càng cao trong khi đội ngũ kế cận lại chưa đáp ứng kịp; chưa có nhiều đề án xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.

Để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thời gian tới các cấp, các ngành liên quan cần tiếp tục rà sốt, điều chỉnh chính sách, cơ chế về bảo vệ di sản; trong đó, chú trọng chính sách đầu tư, chính sách sử dụng di sản, phát triển các nguồn lực kinh tế, du lịch, văn hóa một cách bền vững. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các giá trị văn hóa, gắn bảo tồn phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch văn minh. Tăng cường tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý các di tích lịch sử. Có

nhiều cuộc hội thảo nhằm tăng cường sự giao lưu hợp tác, trao đổi chuyên môn giữa các thế hệ vừa giúp cho các nhà nghiên cứu trẻ học hỏi, đúc rút kinh nghiệm vừa tìm kiếm các giải pháp, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương xã Vân Sơn như di tích đền thờ Bà Triệu, di tích Đình làng Vân Cổn.

Di tích đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa to lớn của địa phương. Để mọi người hiểu được, cảm nhận được những giá trị của di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, chúng ta cần có những hình thức giới thiệu, tun truyền về di tích, cần có những bài viết, ấn phẩm giới thiệu về di tích qua nhiều hình thức như bài báo, bài viết, bài nghiên cứu, những người đã từng đến thăm quan di tích…có như vậy, di tích mới được bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị.

3.2.5. Giải pháp xây dựng quy chế hoạt động tâm linh và khôi phục các giá trị truyền thống trong lễ hội

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Khóa IX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh tại di tích đền Bà Triệu, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng từng thơn, làng. Hồn thiện thể chế sinh hoạt của đền và thiết chế văn hóa của xã bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong sinh hoạt hoạt văn hóa của di tích.

Tại di tích cần xây dựng quy chế hoạt động về thời gian tổ chức cúng tế lễ của các bản hội. Tần suất mở phát loa máy quy mô của việc tổ chức hầu đồng hầu bóng tại di tích. Có các cam kết của các bản hội khi về với di tích đảm bảo an tồn, thân thiện và đúng quy chuẩn văn hóa ứng xử khi đến với di tích. Xây dựng nội quy khi đến di tích của người dân như: về trang phục gọn gàng sạch đẹp tránh mặc váy ngắn, quần áo quá ngắn, mặc đồ hở hang, rách rưới, về đầu tóc gọn gàng, về hành vi ứng xử phải lịch sử và hòa nhã…

Xây dựng khung hướng dẫn về tổ chức các hoạt động sinh hoạt, tín ngưỡng tại di tích bảo đảm quy định của pháp luật, văn minh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường công tác kiểm tra về an ninh trật tự, giữ gìn cảnh quan mơi trường của di tích. Hình thành các tổ chức tư vấn đánh giá giá trị của di tích, nhất là trong quá trình tơn tạo, tu bổ lại di tích. Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án, nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích trong q trình bảo quản, tu bổ di tích

Hiện nay nhiều nghi lễ cổ truyền trong lễ hội Bà Triệu đã bị mai một. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, rất cần thiết khôi phục các giá trị truyền thống. Đây cũng là nội dung hướng đến việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Cần khơi phục nghi lễ rước kiệu theo đúng thể thức truyền thống, đồng thời cho phép tiếp nhận một số yếu tố văn hóa mới phù hợp. Có thể khơi phục trị chơi truyền thống như thi kéo co nữ giữa các làng sau khi phần Lễ kết thúc. Tổ chức cho các làng thi văn nghệ với nhau…Việc tổ chức khơi phục trị chơi truyền thống thể hiện được tính cố kết cộng đồng làng xã, tinh thần đoàn kết của người dân khi tham gia lễ hội. Đây là việc làm cần được bảo tồn và phát huy trong những năm tiếp theo. Qua việc tổ chức khôi phục lại các trị

chơi truyền thống góp phần phục dựng lịch sử - văn hóa dân tộc của cha ơng ta. Các trò chơi truyền thống cũng là hiện thực các sinh hoạt đời thường, các ước nguyện được gửi gắm qua các trị chơi. Qua các trị chơi đó cũng là thơng điệp cầu cho một năm mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, con người đoàn kết một lòng cùng xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)