Nhận xét, đánh giá hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Nhận xét, đánh giá hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, đặc biệt khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp, các ngành, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, cơng tác bảo quản, tu bổ tơn tạo di tích nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều bước chuyển biến. Những di tích được quản lý, bảo vệ, xếp hạng và đầu tư bảo quản, tu bổ đều tuân theo quy định của pháp luật hiện hành, phục hồi được diện mạo xưa, trở thành những sản phẩm văn hóa hồn chỉnh giúp các thế hệ hơm nay và mai sau có một cái nhìn tồn diện hơn về lịch sử - văn hóa, cũng như kiến trúc, mỹ thuật đặc sắc, tiêu biểu của các thời kỳ, góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ tốt đời sống văn hóa tâm linh.

Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác trùng tu, tơn tạo và bảo tồn di tích. Đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn đã và đang ngày càng được biết đến nhiều hơn, được quan tâm hơn đã đạt được những kết quả cơ bản.

Đền thờ Bà Triệu đã được đầu tư trùng tu tơn tạo, tu sửa để tránh tình trạng xuống cấp, các cấp các ngành quan tâm đầu tư quỹ đất mở rộng khn viên diện tích của đền, tránh tình trạng bị xâm lấn quỹ đất của đền. Cảnh quan xung quanh đền cũng được chỉnh trang, làm mới cổng đền, xây mới nhà thờ Thánh Mẫu, trồng thêm cây xanh, xây dựng thêm nhà chờ cho du khách, và khu vệ sinh, nơi hóa vàng mã…

Ban Quản lý di tích và Ban nhà đền được kiện toàn và chú trọng hơn về nguồn nhân lực phục vụ di tích, nhất là dịp tết hay lễ hội.

Lễ hội của đền đã được khôi phục và phát triển, dần được sự quan tâm của các cấp các ngành cả về nội dung và hình thức. Lễ hội của di tích đã được nhân dân và du khách thập phương biết đến và quan tâm nhiều hơn trong thời gian qua do cơng tác tun truyền và giới thiệu hình ảnh của Ban văn hóa, ban quản lý di tích ngày càng tốt hơn.

Di tích và lễ hội đền Bà Triệu được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Hoạt động thờ cúng tại đền là một điểm tựa tâm linh, là nơi con người gửi gắm ước mong, nguyện vọng của mình. Lễ hội là điểm tựa của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Vân Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ấn tượng về Lễ hội đền Bà Triệu không phai nhạt trong tâm thức của mọi thế hệ người và dân xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Với nhu cầu sinh hoạt văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” Đảng bộ và Chính quyền, nhân dân xã Vân Sơn ln có ý thức giữ gìn di tích thắng cảnh và tưởng nhớ về Bà Triệu - vị nữ anh hùng dân tộc. Những thế hệ Nhân dân xã Vân Sơn sống trên mảnh đất thiêng, mảnh đất của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước này, có nguyện vọng xây dựng khu di tích ngày một đẹp đẽ, nghiêm trang để tỏ lịng thành kính với những anh hùng có cơng với nước, xứng đáng với truyền thống và lịch sử vốn có của di tích.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một số quy định của Pháp luật về tu bổ, tơn tạo di tích chưa được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn. Điều 34 Luật Di sản văn hóa quy định việc tu bổ, tơn tạo di tích “phải đảm bảo giữ gìn tối đa yếu tố nguyên gốc”. Thực tế cho thấy, trong hoạt dộng tu bổ, tơn tạo, phục hồi di tích việc xác định yếu tố ngun gốc cịn gặp nhiều khó khăn, vì di tích có tuổi thọ cao, thường được tu bổ tôn tạo nhiều lần, qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nên chứa đựng nhiều tầng, lớp vật liệu khác nhau và thể hiện nhiều phong cánh kiến trúc khác nhau. Việc xác định yếu tố nguyên gốc thường gặp khó khăn bởi các yếu tố tạo nên giá trị của di tích cho đến thời điểm được tu bổ đều là yếu tố nguyên gốc. Nhưng việc xác định đúng giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của các di tích được tu bổ, tơn tạo ở các thời kỳ để phân loại, quyết định phương án bảo vệ phù hợp là rất khó và dễ gây tranh cãi. Đối với đền thờ bà Triệu, tất cả kiến trúc cũ đã bị phá hủy, việc phục dựng lại đền thờ như hiện nay chỉ là theo kiểu kiến trúc truyền thống, không giữ được quy mơ và kiến trúc vốn có của di tích.

Hình thức xâm phạm di tích nói riêng và vi phạm Luật di sản văn hóa nói chung đang diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức như: Lấn chiếm đất của di tích. Xây dựng cơng trình lấn chiếm khu vực bảo vệ di tích, tu bổ - tơn tạo làm biến dạng di tích, lấy cắp cổ vật ở di tích… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của di sản.

Ngày 06/03/1991, đền Bà Triệu đã được khởi công xây dựng, đến ngày 15/03/1993, đền được khánh thành. Đến nay đã gần 30 năm, tuy đã có nhiều đợt trùng tu và tôn tạo nhưng đền thờ đã bị xuống cấp và thấm dột nhiều nơi, hệ thống cửa đền và hệ thống điện sáng của đền cũng đã hư hỏng và xuống cấp. Các hạng mục trong di tích cần được trùng tu và nâng cấp. Đền rất cần

các nguồn tài trợ đầu tư để tôn tạo ngày một khang trang hơn, to đẹp hơn để phục vụ du khách thập phương đến với di tích và lễ hội trong thời gian tới.

Cơng tác tun truyền, hình thức tun truyền về di tích, về lễ hội cịn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp du khách hiểu rõ về các giá trị văn hóa - lịch sử của di tích, về thần phả, thần tích, cơng trạng của nhân vật được thờ tự và ý nghĩa của lễ hội.

Ban tổ chức lễ hội chưa được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, chủ yếu là cán bộ xã kiêm nhiệm nhiệm vụ, nên trong tổ chức và quản lý di tích và lễ hội cịn gặp nhiều khó khăn,lúng túng trong khâu tổ chức.

Nhiều hoạt động tâm linh tại đền chưa được phân định rõ tính chất là sinh hoạt văn hóa truyền thống hay hoạt động mê tín dị đoan, gây khó khăn trong việc quản lý và xử lý vi phạm. Vào dịp năm mới, nhiều hoạt động hầu đồng, bói tốn diễn ra tại khu vực đền. Ở đền vẫn thường diễn ra các hoạt động hầu đồng, hầu bóng, làm lễ cầu an, cầu phúc, cắt oan giải đoạn của các bản hội. Việc mở loa máy hát văn hầu đồng cịn to và kéo dài, đơi khi cả giờ nghỉ trưa, buổi tối ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của các hộ dân sống gần đền.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý đền thờ bà Triệu (phủ Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Cơng tác trùng tu, tơn tạo ở di tích đền thờ Bà Triệu mặc dù được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm nhưng do thời gian và biến động lịch sử, đền thờ đã xuống cấp. Nguồn thu tài chính ở di tích đền thờ Bà Triệu dựa vào nguồn xã hội hóa, ngân sách Nhà nước chưa được đầu tư, khơng đủ dùng vào chi phí hoạt động của đền. Việc tuyên truyền trong nhân dân pháp luật về DTLS - VH đến tổ chức thực hiện các khâu trong công tác chuyên môn như: Kiểm kê, xếp hạng di tích; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích; tu bổ, tơn tạo di tích; bảo vệ chống vi phạm di tích; phát huy giá trị di tích. Cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo tồn DSVH đã được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, góp phần tạo mơi trường VHTT&DL ổn định, lành mạnh trên địa bàn xã Vân Sơn, vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của đền Bà Triệu được chú trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) là do sự hạn hẹp trong ngân sách nhà nước đầu tư cho di tích, một số bộ phận cơ quan quản lý chưa nhận thức đầy đủ giá trị và tầm quan trọng của di tích này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó là sự hạn chế trong năng lực, nhận thức của cán bộ được giao quản lý di tích, thành viên ban quản lý di tích…

Chương 3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN,

HUYỆN TRIỆU SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)