Định hướng quản lý di tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 74)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Định hướng quản lý di tích

Luật Di sản Việt Nam quy định: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

UBND huyện Triệu Sơn đã ban hành văn bản số: 400/UBND-VX ngày 14/03/2016 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016 cụ thể: Đề nghị UBND các xã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày 13/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường cơng tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động của lễ hội năm 2016, tăng cường cơng tác quản lý di tích và phịng chống cháy nổ, trộm cắp tại di tích theo chỉ đạo của Bộ VHTT&DL tại văn bản số: 3557/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8/2015; nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, hạn chế việc thắp hương, thắp nến, hóa vàng tại di tích; quy định cụ thể nơi hóa vàng, hương, kiểm tra nguồn đường dây điện, đèn chiếu sáng tại di tích, đảm bảo an tồn; quan tâm đầu tư phương án, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại di tích để đảm bảo an tồn cho di tích và cảnh quan xung quanh di tích.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên và nhân dân về Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp quy khác. Nêu cao tin thần trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan đồn thể và mỗi người dân đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích danh lam thắng cảnh nói riêng.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh lam thắng cảnh với việc thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm Pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 23/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 22/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở di tích trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm chỉnh các điều của Quy chế đề ra.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu lễ hội và khơi phục các trị chơi, trò diễn dân gian, hát múa cổ truyền, các hình thức thể thao mang tính thượng võ như đấu vật, bơi chãi, bắn nỏ…làm cho lễ hội sống động thu hút được nhiều lượt người tham gia. Khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong lễ hội như trong hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng lễ hội để kinh doanh kiếm lời, khắc phục tình trạng mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo và kịp thời chống các tệ nạn xã hội.

Triển khai việc kiểm kê các di tích, danh lam thắng cảnh từ đó có biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Tiếp tục triển khai việc triển khai lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. Tổ chức việc khoanh vùng bảo vệ di tích theo quy định. Đẩy mạnh việc cũng cố hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý của di tích đã được xếp hạng những hồ

sơ bị thất lạc. Đẩy nhanh tiến độ việc đổi bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh khi có đủ thủ tục. Triển khai việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể.

Đẩy mạng công tác nghiên cứu khoa học, các bài báo, các bài viết, bài nghiên cứu về di tích và lễ hội ở nhiều góc cạnh khác nhau.

Đẩy mạng cơng tác xã hội hóa trong lĩnh vực bảo tồn di tích nhằm tạo nguồn vốn cho việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tạo sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ để bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho các cơ quan chun mơn, quản lý di tích danh thắng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa phương và cơ sở trực tiếp quản lý phục vụ tại di tích.

Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc trung tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích.

Tiếp tục phân cấp quản lý di sản văn hóa, các di tích xếp hạng cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương cấp xã thành lập Ban quản lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nghiên cứu đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các chính sách cụ thể, đúng quy định của Pháp luật và phù hợp với tình hình địa phương.

Mở rộng giao lưu với các cấp, các địa phương khác để thu hút đầu tư kinh phí để tu sử, tơn tạo di tích. Thực hiện tốt việc gắn kết di tích với khai thác tiềm năng du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kiên quyết loại bỏ những hiện vật khơng có trong danh mục xếp hạng của di tích, khơng chấp nhận cung tín hiện vật vào di tích trái quy định, chủ động tổ chức di dời các hiện vật trái quy định ra khỏi di tích, chỉ chấp nhận

cơng trình, đồ thờ do tổ chức, cá nhân, du khách thập phương cung tín cho di tích theo đúng quy hoạch và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ các quy định hiện hành để đề xuất các giải pháp, phương án kiện toàn, thành lập các ban quản lý di tích ở địa phương, nghiên cứu ban hành các Quy chế hoạt động của các Ban quản lý bảo vệ, phát huy giá trị Di tích; quy định tiêu chí lựa chọn con người có đủ khả năng trực tiếp trơng coi, quản lý, bảo vệ di tích; quy định việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ di tích… khơng để xảy ra tình trạng di tích khơng có người trơng coi quản lý hoặc tổ chức cá nhân tự quản lý mà không chịu sử quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền và các cơ quan chun mơn.

Chỉ đạo việc đẩy mạnh cơng tác phối hợp để sớm hồn thành kiểm kê, nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể, kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật trên địa bàn. Đề nghị các cơ quan chun mơn có thẩm quyền lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa (văn hóa vật thể, phi vật thể, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật…) để trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng, công nhận và bảo vệ khẩn cấp.

Các cấp Ủy đảng chính quyền từ thơn đến xã, từng tổ chức cá nhân có ý thức xây dựng và bảo tồn giá trị truyền thống của di tích đền thờ Bà Triệu.

Đảng ủy, UBND, MTTQ xã Vân Sơn cần phải đưa việc trùng tu tôn tạo và bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của di tích đền thờ Bà Triệu vào Nghị quyết hoạt động của địa phương hàng năm. Phải coi đây là việc làm thường xuyên và xuyên suốt cả quá trình hoạt động của địa phương.

Để gìn giữ và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Bà Triệu xã Vân Sơn, trong những năm qua Đảng ủy chính quyền, Ban quản lý di tích đền thờ Bà Triệu đã đẩy mạnh cơng tác tun truyền trong cộng đồng, qua đó khơng chỉ khơi lên niềm tự hào dân tộc mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di sản thông qua các dịp lễ hội. Bên cạnh

đó, Các cấp ủy đảng chính quyền xã Vân Sơn ln quan tâm, tạo điều kiện để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, để người dân phát huy vai trò là chủ thể xây dựng và bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)