7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý di tích
UBND huyện Triệu Sơn, Ban quản lý di tích xã Vân Sơn xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực hiện đang đảm nhiệm công việc này tại các cấp, nhằm nâng cao trình độ về chun mơn, cập nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc quản lý di tích trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng đội ngũ thợ lành nghề tham gia các hoạt động bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho cán bộ cơ sở, các ban quản lý di tích cũng như những người trực tiếp tham gia trông coi, bảo vệ di tích đền thờ Bà Triệu (đền Tía).
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên môn về quản lý di tích bằng các biện pháp: Tuyển chọn mới những cán bộ có năng lực, được đào tạo chính quy về các chuyên ngành lịch sử, văn hóa, đào tạo lại, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có về cơng tác chun mơn thơng qua tự học, tự đào tạo.
Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ di tích, cũng cố nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành về bảo tồn, bảo tàng, mở các lớp bồi dưỡng chun ngành về di tích lịch sử - văn hóa đồng thời, triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.
Hàng năm, phịng Văn hóa thơng tin huyện Triệu Sơn cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ di tích cho các đối tượng là cán bộ văn hóa từ huyện đến cơ sở, lãnh đạo các xã, thủ từ, thủ đền và tiểu ban quản lý di tích, phổ biến hướng dẫn các nội dung theo văn bản của Nhà nước liên quan đến Di sản Văn hóa.
Nội dung tập huấn phải gắn với cơng tác bảo vệ di tích của địa phương, giúp cộng đồng hiểu rõ được giá trị to lớn của di tích để lại. Việc tổ chức lớp tập huấn giúp cho các đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý tại cơ sở hiểu biết sâu về Luật Di sản văn hóa, từ đó áp dụng trong quá trình quản
lý di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng. Trên cơ sở nhận thức rõ những văn bản pháp quy mà nâng cao vài trò, trách nhiệm trong tiến trình bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Điều cơ bản cần tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước.
Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trung tâm bảo tồn DSVH tỉnh Thanh Hóa mở lớp tập huấn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý di tích cho các bộ chuyên trách, đảm bảo cán bộ văn hóa xã, người tham gia bảo vệ đền thờ Bà Triệu (đền Tía) được tham gia tập huấn đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ về cơng tác Văn hóa.