7. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích
2.2.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học
Để triển khai cơng tác quản lý di tích có hiệu quả thì khâu quan trọng đầu tiên là phải nghiên cứu để hiểu rõ giá trị của di tích, khoa học quản lý di tích. Việc những hoạt động nghiên cứu đầu tiên về di tích đền thờ Bà Triệu được tiến hành để lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp cấp quốc gia năm 1992.
Trong quá trình triển khai lập hồ sơ xếp hạng đã được nghiên cứu sơ lược và hồn thiện được hồ sơ quản lý di tích lịch sử hình thành như: Vị trí di tích, sự kiện lịch sử và nhân vật liên quan, mơ tả khái qt di tích và một số hiện vật cịn lại. Hiện trạng di tích cũng được chụp lại để lưu trữ. Đây là khâu quan trọng đối với việc quản lý và phát huy những giá trị của di tích. Chỉ có những kết quả nghiên cứu khoa học mới giúp cho việc đánh giá những giá trị của di tích cũng như huy động được nhiều nguồn lực cho việc giữ gìn và phát huy tác dụng của di tích đối với cộng đồng.
Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Bà Triệu (Đền Tía và lễ hội đền thờ Bà Triệu tồn tại từ xa xưa, trong trí nhớ của người dân, tuyên truyền chủ yếu qua truyền miệng, chính vì vậy một số nghi lễ cũng tế, trò diễn xưa, các sắc phong bị thất truyền, có ít cơng trình nghiên cứu nhưng chưa chun sâu để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội mang tính thực tiễn để giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian đưa vào đời sống xã hội.
Năm 2005, khi biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Sơn, Ban Biên soạn đã khảo sát và có những nghiên cứu khái quát về di tích đền thờ Bà Triệu, thể hiện trong chương đầu tiên của cuốn sách. Năm 2013, trong cuốn
Lịch sử Đảng bộ xã Vân Sơn, di tích này được mơ tả chi tiết hơn, nhưng vẫn ở
mức độ khái quát.
Chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về di tích để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong thời gian tới. Chính vì những lý do đó cần có thêm những cơng trình nghiên cứu chun sâu hơn về di tích, để từ đó đưa ra những giải pháp những cách làm phù hợp.
Hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến di tích đền thờ Bà Triệu mặc dù đã được triển khai, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc lập hồ sơ di tích và tổ chức biên soạn sách lịch sử Đảng bộ. Các bài viết nghiên cứu chưa có. Nhiều thơng tin quan trọng cịn bỏ ngỏ như q trình trùng tu, tơn tạo di tích gắn với lịch sử cộng đồng cư dân. Việc nghiên cứu di tích đền thờ Bà Triệu cũng như hầu hết di tích khác ở Thanh hóa hầu như mới chỉ đưa ra các thông tin sơ bộ, chưa đáp ứng được u cầu về tiêu chuẩn hóa thơng tin di tích, đặc biệt là các thơng tin miêu tả di tích, giá trị nổi bật…