7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tuyên truyền nâng cao nhận thức là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ di tích văn hóa dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thì việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức khơng chỉ đối với cộng đồng mà cịn phải được thực hiện đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về di tích văn hóa. Nội dung và hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức gìn giữ giá trị di tích văn hóa nói chung, di tích nói riêng cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Nâng cao nhận thức người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích với q trình đơ thị hóa nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên. Trong đó, giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh.
- Tuyên truyền, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ quản lý di tích đền thờ Bà Triệu. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân (đặc biệt là nông dân) về những giá trị của di tích trong đời sống xã hội.
- Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của di tích đền thờ bà Triệu trên các phương tiện thông tin đại chúng: Vơ tuyến truyền hình, truyền thanh, sách báo, tạp chí, Internet... Phương pháp này có tác động trên 2 hai mặt, thứ nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, thứ hai là tơn vinh các giá trị của di tích với bạn bè trong nước và quốc tế.
- Tuyên truyền, giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu (đền Tía) tiêu biểu theo chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hoặc theo chủ đề cụ thể trên các phương tiện thông tin truyền thông ở huyện. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức, quản lý lễ hội; tuyên truyền tới cán bộ,đảng viên và các tầng lớp nhân dân tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Đồng thời, chính quyền địa phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác tổ chức, quản lý lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội. Hướng dẫn tuyên truyền về ý nghĩa của lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của các nhân vật được thờ (Bà Triệu) tại di tích nơi diễn ra lễ hội tới quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ để từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của quê hương. Qua đó giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.
Di tích lịch sử đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn trước hết đem lại lợi ích văn hóa giáo dục, lợi ích kinh tế cho địa phương. Cơ quan quản lý văn hóa các cấp cần có biện pháp tuyên truyền để nhân dân địa phương hiểu được điều này và từ đó họ có ý thức bảo vệ di tích trên địa bàn mình sinh sống. Ngoài ra, các đoàn thể địa phương, như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... ngành giáo dục làm tốt công tác liên tịch cùng các ban ngành đồn thể khác về việc đẩy mạnh cơng tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống thơng qua các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện.
Tiếp tục đăng ký đảm nhận việc chăm sóc bảo vệ di tích. Đặc biệt trong mỗi di tích lịch sử cịn chứa đựng giá trị lưu niệm danh nhân hay sự kiện.Việc giáo dục truyền thống thơng qua các di tích lịch sử có nội dung gắn với mơn học lịch sử trong sách giáo khoa của nhà trường phổ thơng. Vì vậy, việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di tích là một điều rất bổ ích.Trong những năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo Triệu Sơn đã chỉ đạo cho các trường phổ thông đưa học sinh đến tham quan, học tập ngay tại các di tích. Tại xã Vân Sơn, hàng năm vào dịp lễ hội sẽ huy động học sinh của 02 nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vân Sơn tham gia công tác cầm cờ, lọng, khiêng võng, tham gia đội rước kiệu. Qua đó các em hiểu được truyền thống đấu tranh của cha anh và bài học lịch sử ở trường đã được nâng lên và được củng cố kiến thức cho thêm phần sinh động, sâu sắc.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy các di tích trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Coi đây là biện pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lâu dài trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Cần chú trọng xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật về di tích với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích với phương châm “đưa di tích về cộng đồng”. Có nghĩa là, cư dân địa phương tham gia vào việc quản lý, bảo vệ di tích, đồng thời quan tâm đến lợi ích cộng đồng; coi trọng giải quyết các mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng cư dân trong tồn bộ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, tun truyền nhằm xây dựng, vun đắp giá trị bền vững chính là “tính thiêng” của di tích đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn, để vừa tạo ra sự riêng biệt của di tích, vừa thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.