Thực trạng phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 62)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích

2.2.7. Thực trạng phát huy giá trị di tích

Với những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, di tích đền thờ Bà Triệu (đền Tía) đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, bồi đắp tình u q hương, lịng u nước của nhân dân xã Vân Sơn nói riêng và huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Để phát huy được giá trị quan trọng này, Đảng bộ, UBND huyện Triệu Sơn, xã Vân Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động như tuyền truyền, phổ biến về giá trị di tích thơng qua các hình thức như đã nêu trên. Đặc biệt, việc tổ chức hội thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử - văn hóa

địa phương, đưa giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương vào giảng dạy tại trung tâm bồi dưỡng chính trị, các cấp học..., trong đó có nội dung giới thiệu di tích đền thờ Bà Triệu, đã góp phần lan tỏa giá trị của di tích này.

Các lễ hội, sinh hoạt tâm linh tổ chức tại đền thờ không chỉ khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào về danh nhân của quên hương, mà cịn có tác dụng thắt chặt mối liên kết cộng đồng, dòng họ. Lễ hội được tổ chức và tháng 2 âm lịch hàng năm là biểu hiện đầu tiên và quan trọng nhất của sự cộng cảm trong cộng đồng. Qua các hoạt động tế lễ, lễ hội, truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương được góp phần bồi đắp thêm.

Tuy nhiên, hiện nay di tích chưa được đưa vào dịng chảy du lịch, chưa có đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương. Tại di tích chưa hình thành các dịch vụ cho khách tham quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)