Giải pháp khai thác giá trị di tích trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 84 - 85)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích

3.2.6. Giải pháp khai thác giá trị di tích trong hoạt động du lịch

Chính quyền địa phương cần khai thác hết các trị chơi, trị diễn dân gian đã có từ ngàn đời ở đây, khôi phục lại giữ nguyên vẹn nét nguyên thủy, đầu tư tập luyện và sau đó khuyến khích xã hội hóa để mọi người mọi nhà cùng làm. Các tục lệ rước kiệu, cúng tế cần có sự đầu tư của chính quyền địa phương về trang thiết bị, quần áo, trang phục… đây là bước kích cầu chuyển sang xã hội hóa, thu hút mọi người cùng đóng góp và phát triển du lịch tại di tích

Với vùng quê thuần nông như xã Vân Sơn, việc giáo dục, tập huấn cho người dân về làm du lịch phát triển kinh tế bằng du lịch gắn với phát triển di tích là điều hết sức quan trọng. Cần có các biện pháp mở rộng khn viên di tích, đồng thời trong ngày lễ hội kết hợp mở phiên chợ quê, giới thiệu sản phẩm của địa phương của các vùng miền cho du khách, khuyến khích mở thêm các dịch vụ phục vụ du khách.

UBND huyện, UBND xã cần xây dựng ngay một nguồn kinh phí ổn định dành cho chương trình quảng bá hình ảnh các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện, xã. Để du khách địa phương biết và đến với các di tích khơng chỉ mùa lễ hội mà tất cả các ngày trong năm.

Trong chừng mực nào đó, di tích, di sản cịn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia. Tìm ra các hình thức khai thác giá trị của di tích và tạo điều kiện rộng rãi của công chúng tiếp cận, hưởng thụ các giá trị tiêu biểu của di tích - di sản góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)