Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích

Quyết định số: 1706/QĐ/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ VHTT (này là Bộ VHTT&DL) về phê duyệt quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 đã xác định việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích phải dựa trên những quan điểm sau:

Việc bảo tồn tôn tạo và khai thác giá trị các di tích phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, khơng được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ ngun vẹn khơng làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích.

Bảo tồn, tơn tạo phải gắn với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành.

Tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa với việc bảo vệ di tích, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các cơng trình khơng phù hợp trong các khu bảo vệ và vùng đệm của di tích.

Bảo tồn tơn tạo và khai thác di tích là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Di tích có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, việc sự dụng di tích cũng bao gồm Nhà nước, nhân dân, các tổ chức và chủ sở hữu nên trách nhiệm bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích phải là trách nhiệm chung của tồn xã hội.

Di tích danh thắng là đối tượng khai thác của du lịch, nguồn thu của ngành du lịch khơng thể tách rời khỏi di tích, danh thắng, thậm chí chỉ có thể coi là nguồn thu cơ bản nhất, quan trọng nhất chủ yếu nhất... do đó, quan điểm nhất quán là nguồn thu từ du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn và tơn tạo di tích.

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định: 2060/2013/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Quyết định Ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm có 05 Chương, gồm 43 Điều (văn bản này đã hết hiệu lực từ ngày 10/1/2020);

BộVHTT&DL ban hành Thông tư liên tịch số: 04/2014/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh, tại các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo.

Bộ VHTT&DL ban hành Thông tư số: 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 về quy định tổ chức lễ hội gồm 03 Chương, gồm 16 Điều.

Sở VHTTDL ban hành văn bản số: 46/VHTTDL-DSVH ngày 07/01/2015 về việc đặt các ban thờ và hệ thống tượng trong đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn. Giao Ban quản lý Di tích - Danh thắng chịu trách nhiệm thẩm định về hình dáng, chất liệu, kích thước… của các tượng thờ, phương án bố trí đặt các ban thờ và đồ thờ như đề nghị của UBND huyện Triệu Sơn, tại Tờ trình số: 2217/TTr-UBND ngày 25/12/2014 và hướng dẫn

chủ đầu tư, các đơn vị địa phương có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời giám sát việc đặt các ban thờ và hệ thống tượng thờ trong đền thờ Bà Triệu (Phủ Tía) xã Vân Sơn theo đúng quy định của Pháp luật.

Quyết định số: 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số: 5382/QĐ-UBND ngày 22/12/2015, quy chế ban hành quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND huyện Triệu Sơn ban hành Công văn số: 400/UBND-VX ngày 14/03/2016 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016.

Kết luận số: 82-KL/TU ngày 30/05/2017 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh hóa về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025.

Quyết định số: 250/QĐ/QĐ-UBND ngày 11/01/2019 của Chủ tịch UBNB xã Vân Sơn về việc Kiện toàn Ban nhà đền và phân công nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)