2. Nhận xét và đánh giá những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài luận án
2.1.4. Về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Ở giai đoạn tiền hợp đồng, các bên được tự do nhưng điều đó khơng đồng nghĩa là họ khơng chịu bất kỳ ràng buộc nào. Tác giả Vũ Văn Mẫu có quan điểm: “sự khi trá sẽ làm cho
khế ước vơ hiệu; nhưng sự vơ hiệu này chỉ có tính cách tương đối; chỉ riêng nạn nhân của sự khi trá mới có quyền xin tiêu huỷ khế ước”. Ngồi ra đối với hành vi đe doạ khi xác lập
hợp đồng thì: “ngồi sự kiện xin tiêu huỷ khế ước, đương sự bị bạo lực có thể khởi tố để xin
bồi thường”.
Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt
Nam hiện nay”, tác giả Phạm Duy Nghĩa có ý kiến: “Trong nhiều trường hợp bên có thơng tin buộc phải tiết lộ thơng tin; vi phạm nghĩa vụ đó hợp đồng có thể bị tồ án tun bố vơ hiệu, có lợi cho bên khơng có thơng tin”. Ngồi ra, trong bài viết “Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dịch vụ của Nguyên tắc luật Châu Âu (PEL SC) và bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật ở Việt Nam, tác giả Kiều Thị Thuỳ Linh cũng cho
thấy: “Trách nhiệm pháp lý áp dụng cho các chủ thể cũng có thể tuân theo một trong hai
trách nhiệm đang được luật hợp đồng truyền thống ghi nhận: (1) Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà đã vi phạm. Trách nhiệm này áp dụng đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng khá đặc thù. Thơng thường, các bên chủ thể phải có thành ý và mong muốn tiếp tục được đàm phán, giao kết hợp đồng thì sẽ áp dụng loại trách nhiệm này; (2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại áp dụng khi các bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng của mình gây ra thiệt hại thực tế cho bên kia”.
Ở phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả Lê Trường Sơn cũng chỉ ra rằng, hậu quả pháp lý có thể áp dụng đối với hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng, bao gồm: hợp đồng vô hiệu; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; buộc tiếp tục thực hiện; chấm dứt hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng.
Có sự kế thừa tư tưởng của các tác giả đi trước, trong bài viết “vi phạm nghĩa vụ cung
cấp thông tin trong giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại” và bài viết “Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật Cộng hịa Pháp”, nhóm tác giả Hồng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Kiều My đã đưa ra
quan điểm: đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin mà gây thiệt hại sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, cịn đối với hành vi không cung cấp thông tin vi phạm sự tự nguyện trong xác lập giao dịch sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Với bài viết: “The Pre-Contract Obligations regarding the Franchising Agreement”, tác giả Dan-Alexandru Sitaru cũng cho thấy hậu quả pháp lý áp dụng do sự vi phạm nghĩa
vụ tiền hợp đồng mà chủ yếu là nghĩa vụ cung cấp thông tin là một loại trách nhiệm dân sự. Mặc dù thể hiện không rõ ràng nhưng bồi thường thiệt hại là hậu quả pháp lý mà bài viết hướng tới.
Nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh và Hà Cơng Anh Bảo cho rằng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng sẽ thuộc trách nhiệm do vi phạm ngồi hợp đồng. Nhóm tác giả cũng bày tỏ: “ngồi việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thực tế
phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin, bên bị vi phạm cịn có quyền tun bố hủy hợp đồng hoặc tuyên bố hợp đồng vơ hiệu khi bên có nghĩa vụ cố tình khơng cung cấp thơng tin hoặc cố tình cung cấp thơng tin khơng chính xác”.
Trong bài viết “Re- contractual statements; when can they come back to bite you?”, nhóm tác giả Kirsten Massey, James Norris-Jones và Sarah Pollock cũng cho thấy: trong trường hợp có vi phạm một thoả thuận trong giai đoạn tiền hợp đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bên cịn lại thì bên đó có quyền chấm dứt hợp đồng, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc cả hai. Trong một số trường hợp, có thể có phát sinh trách nhiệm hình sự về hành vi gian lận.
Ở phạm vi nghiên cứu là hợp đồng bảo hiểm, trong bài viết “Bảo vệ bên mua bảo hiểm
bằng công cụ pháp luật trong giao kết hợp đồng bảo hiểm”, tác giả Hoàng Minh Thái đề
xuất việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin với lỗi cố ý, liều lĩnh hoặc bất cần và khả năng loại trừ áp dụng hậu quả pháp lý trong trường hợp cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc khơng chính xác nhưng đã hành động một cách trung thực và cẩn trọng. Ở góc độ khác, trong bài viết “Nghĩa vụ tiền hợp
đồng của bên bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc của Luật Hợp đồng bảo hiểm Châu Âu và một số đề xuất”, nhóm tác giả Nguyễn Hải Yến và Nguyễn Ngọc Yến cho thấy chế tài áp dụng
cho trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm là đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm.
Nhìn chung, với cách tiếp cận và phạm vi nội dung nghiên cứu khác nhau, phần lớn các nhà nghiên cứu cùng đồng quan điểm khi cho rằng hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin được xác định ở đây là bồi thường thiệt hại hoặc hợp đồng có thể vơ hiệu. Một số tác giả cũng chưa chỉ rõ đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay ngồi hợp đồng. Bên cạnh đó hậu quả pháp lý là trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, hủy bỏ hợp đồng hay chấm dứt thực hiện hợp đồng cũng được một số tác giả đưa