2. Nhận xét và đánh giá những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài luận án
2.2.3. Về đề nghị giao kết hợp đồng
Trong cuốn sách “Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm
2004”, định nghĩa về giao kết hợp đồng được thể hiện qua hai điều kiện đó là: tính cụ thể
của một đề nghị để cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận; thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận đề nghị đó. Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh đồng tình với việc việc xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định do bên đề nghị ấn định tại Điều 392, BLDS năm 2005 và nội dung này vẫn được giữ lại tại Khoản 1, Điều 388 Dự thảo BLDS năm 2015. Ngoài ra, tác giả cũng đặt ra vấn đề, nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng khơng nói rõ thời hạn trả lời thì sự ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng sẽ kéo dài trong thời hạn bao lâu? Trong cuốn sách, tác giả còn đề cập tới vấn đề: “đề nghị giao kết hợp đồng công cộng”, đây cũng là nội dung đã được đưa vào Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong cuốn sách “Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản” của Viện nghiên cứu khoa học - Bộ Tư Pháp, nhóm tác giả cho thấy: đề nghị không bắt buộc phải được thơng
báo cho một người cụ thể mà có thể thơng báo chung. Cơng trình cũng cho thấy: khơng thể
rút lại đề nghị trong đó có ấn định thời hạn để chấp thuận trước khi kết thúc thời hạn đó (khoản 1 Điều 521 của BLDS). Trong trường hợp khơng ấn định thời hạn, có thể rút đề nghị sau một thời hạn hợp lý cần thiết cho việc tiếp nhận đề nghị (Điều 524 BLDS). Việc rút đề nghị không làm phát sinh hậu quả trong trường hợp, nếu sau khi thời hạn hợp lý đó kết thúc mới có thơng báo rút đề nghị, tuy nhiên thông báo rút đề nghị được bên đối tác tiếp nhận sau khi người đó chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng (khoản 1 Điều 526 BLDS). Tác giả cũng đưa ra bình luận: “liệu việc cấm rút đề nghị trong thời hạn hợp lý để chấp thuận có
phải là sự vi phạm ngun tắc ngay tình khơng?”
Tác giả Nguyễn Vũ Hồng nhận xét rằng: khái niệm và nội dung về đề nghị giao kết hợp đồng của pháp luật Việt Nam nhìn chung là tương đồng với pháp luật và thông lệ quốc tế. Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một người bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều người khác. Đề nghị giao kết phải có nội dung rõ ràng, có thể hướng tới cơng chúng hoặc
một người. Cho rằng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là ý chí của bên đề nghị.”, tác giả Lê Trường Sơn cũng đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Vũ Hồng khi nhận định điều kiện phải có của một đề nghị giao kết hợp đồng. Tác giả cho thấy, đối với đề nghị được gửi tới chủ thể được xác định cụ thể là giải pháp được chấp nhận trong các hệ thống pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn luận giải sâu hơn với đề nghị giao kết hợp đồng cơng cộng.
Có thể thấy, mặc dù có sự khác nhau trong cách thể hiện nhưng các tác giả đều có sự tương đồng trong việc xác định các yếu tố cấu thành đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, đồng tình với quan điểm của tác giả Lê Trường Sơn, để pháp luật quốc gia và các văn bản quốc tế gần nhau hơn thì vấn đề cụ thể hoá nội dung đề nghị giao kết hợp đồng và xác định nghĩa vụ đặt ra trong đề nghị giao kết hợp đồng là rất cần thiết.
2.2.4.Về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Trong cuốn sách “Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản” của Viện nghiên cứu khoa học - Bộ Tư Pháp, cơng trình cho thấy: “chấp thuận là sự thể hiện ý chí diễn ra trong
tổng thể với đề nghị giao kết hợp đồng”. Nhóm tác giả đưa ra ba đặc điểm của chấp thuận:
hợp đồng được giao kết sau khi chấp thuận; chấp thuận được chuyển cho người đề nghị; chấp thuận được người nhận đề nghị thực hiện. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng đưa ra bình luận: “Đối với trường hợp khơng ấn định thời hạn chấp thuận, BLDS không quy định cụ thể
là sự chấp thuận có hiệu lực đến thời điểm nào? Tuy nhiên thời hạn đưa ra sự chấp thuận không thể kéo dài vơ hạn. Có thể cho rằng, chấp thuận có hiệu lực trong thời gian hợp lý theo tập quán về hành vi thương mại và nguyên tắc ngay tình (khoản 1 Điều 508 của BLDS)”.
Về nội dung này, tác giả Nguyễn Ngọc Khánh cũng đưa ra nhận định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí, theo đó bên nhận đề nghị đồng ý với tất cả điều kiện được nêu trong đề nghị”. Tác giả Lê Trường Sơn cho rằng: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là ý chí của bên được đề nghị thể hiện mong muốn xác lập hợp đồng được đề nghị”. Tuy nhiên, tác giả cũng cho thấy, không phải một sự trả lời chấp nhận nào cũng đều
được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng và có giá trị pháp lý. Tác giả cũng đưa ra ba yêu cầu đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: nội dung của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; cách thức thể hiện chấp nhận đề nghị; thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đồng tình với tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, tác giả cho rằng yêu cầu đặt ra đối với trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được tiết lộ dưới một hình thức khách quan nhất định, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi. Sự trả lời chấp thuận cịn có thể được thể hiện thơng qua hình thức “im lặng” dựa trên hai điều kiện: “khi hết thời hạn trả lời mà bên
nhận được đề nghị vân im lặng” và “nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” tại Điều 404, BLDS năm 2005. Việc ghi nhận ngoại lệ như vậy cho thấy pháp luật Việt
Nam theo hướng im lặng không là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khác với tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, tác giả Lê Trường Sơn có đưa ra tiêu chí “thời gian hợp lý” để xác định thời hạn trả lời chấp nhận đối với trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không nêu thời hạn trả lời.“ Thời gian hợp lý” ở đây được xác định tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể và dựa vào tốc độ của phương tiện thông tin mà các bên sử dụng.
Tác giả Nguyễn Văn Huy cũng đồng quan điểm với về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với các tác giả Lê Trường Sơn và cho rằng: Trong trường hợp khơng ấn định thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc quy định trả lời chấp nhận “trong một thời gian hợp lý” mang tính định tính, để xác định thời hạn này phụ thuộc vào từng loại hợp đồng, đối tượng hợp đồng và sự thiện chí của các bên.
Như vậy, khi một bên đưa ra đề nghị giao kết mà khơng ấn định thời hạn trả lời thì thời hạn trả lời chỉ được thực hiện trong thời gian hợp lý. Có thể thấy, điều này gây khó khăn cho việc xác định hiệu lực của trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, rõ ràng có hay khơng nghĩa vụ của bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là một vấn đề cần phải được làm rõ.