Trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 119 - 120)

52 Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr

2.2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

Theo quy định của BLDS 2015, bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ trong đề nghị giao kết hợp đồng không phải là nghĩa vụ trong hợp đồng nên bồi thường thiệt hại được hiểu là trách nhiệm ngoài hợp đồng, và đây là một loại hậu quả pháp lý có thể phát sinh độc lập từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn của pháp luật Civil Law (Pháp) nên quan điểm về bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng như trên đây hoàn toàn dễ hiểu. Trong thực tế, các toà án khi giải quyết những

vụ việc liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin, bảo mật thông tin cũng viện dẫn đến các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.60 Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của giai đoạn tiền hợp đồng đi đến một số hệ quả nhất định. Nếu pháp luật không quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng thì áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 387, Điều 131, Điều 407 và các điều từ 423 đến 428 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm

của người gây thiệt hại”. Qua nghiên cứu có thể thấy, BLDS 2015 đã quy định về căn cứ

làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

Một là, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài

hợp đồng. Trách nhiệm BTTH tiền hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính tốn được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật trong trách

nhiệm tiền hợp đồng là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 119 - 120)