Lê Thị Hải Ngọc (2017), Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 154 - 161)

Khi một giao dịch dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ (khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng

đúng, khơng đầy đủ) thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu.

Khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Bên có nghĩa vụ mà khơng thực

hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền”. Việc pháp luật quy định khi một bên vi phạm nghĩa vụ thì phải gánh chịu trách

nhiệm do hành vi vi phạm của mình nhằm ngăn ngừa và hạn chế các chủ thể thực hiện những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi người khác. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ luôn phải mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong quan hệ tiền hợp đồng, lợi ích của các bên được bảo vệ một cách trực tiếp nhất dựa trên trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Với tư cách là loại nghĩa vụ do luật định, khi xem xét trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin hay bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời gian chờ bên được đề nghị trả lời, thì đây là loại trách nhiệm ngồi hợp đồng, do đó, sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, quy định hiện nay về bồi thường thiệt hại chưa thực sự minh thị, cụ thể:

Về cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: khoản 3 Điều 387 BLDS 2015 quy định, trong quá trình giao kết hợp đồng nếu bên có thơng tin và bên nhận được thơng tin bí mật của bên kia mà vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Quy định này chỉ điều chỉnh được một trường hợp cụ thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy, đối với trường hợp vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực thì có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng, trách nhiệm đó phát sinh trên cơ sở nào? Ngồi ra, cũng đặt ra vấn đề liệu rằng hậu quả bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 387 có giống với hậu quả pháp lý là bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vô hiệu mà nguyên nhân dẫn đến vô hiệu là từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng hay không? Do vậy, các nhà làm luật cần quy định rõ hơn về vấn đề này.

Về thiệt hại được bồi thường: mục đích của bồi thường thiệt hại là khơi phục lại tình trạng ban đầu cho người bị thiệt hại, tức là, đưa bên bị thiệt hại quay trở lại hồn cảnh chưa có thiệt hại. Chính vì thế, các hệ thống pháp luật đều quy định theo hướng bên gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Một nghiên cứu ở châu Âu khẳng định “nguyên tắc

thấy một kiểu cách tương tự nhau trong toàn bộ các hệ thống pháp luật châu Âu: Cần đưa nạn nhân vào hồn cảnh mà họ đáng có nếu ứng xử có lỗi khơng xảy ra” (Lê Trường Sơn

(trích dẫn trong Rémy Cabrillac (2012), tr.56 và 57)). Pháp luật Việt Nam cũng quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, cụ thể, khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại

thực tế phải được bồi thường tồn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, thiệt hại được bồi thường là toàn bộ “thiệt hại thực tế”. Vậy nếu hành vi vi

phạm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng dẫn đến một bên mất đi các lợi ích đáng ra có thể có được nếu như khơng có sự vi phạm? Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, chúng ta có quy định cho phép bồi thường khoản lợi đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện bình thường? Cụ thể, theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại, “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên

bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”. Tuy nhiên, đối với giai đoạn tiền hợp đồng,

hiện nay chúng ta lại khơng có quy định tương tự. Nên chăng, trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng nên có quy định tương tự, tất nhiên, để được bồi thường thì bên có quyền cần chứng minh được thiệt hại đó.

Ngồi ra, trong nghĩa vụ bảo mật thông tin tiền hợp đồng, nếu bên nhận được thơng tin bí mật sử dụng các thơng tin đó một cách bất hợp pháp hay tiết lộ cho bên thứ ba thì có thể thu được những khoản lợi. Câu hỏi đặt ra là khoản lợi này cần được xử lý như thế nào? Xu hướng chung hiện nay là quy định nghĩa vụ hồn trả của bên có hành vi vi phạm. Cụ thể như, Điều 2: 302 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu quy định về nghĩa vụ bảo mật với nội dung: “Nếu thông tin bí mật được một bên đưa ra trong q trình thương lượng, bên kia

phải có nghĩa vụ khơng tiết lộ thơng tin đó hoặc khơng sử dụng thơng tin đó cho các mục đích riêng bất kể liệu hợp đồng sau đó có được ký kết khơng. Việc vi phạm nghĩa vụ này có thể làm phát sinh quyền được bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại đã xảy ra và hồn trả những lợi ích đã có được của bên vi phạm”. Hay Điều 2.1.16 Bộ nguyên tắc Unidroit về

Hợp đồng thương mại quốc tế 2004 về nghĩa vụ bảo mật: “Thực hiện khơng đúng nghĩa vụ

này có thể phải bồi thường thiệt hại, nếu có, bao gồm lợi ích mà bên kia có thể thu được từ bí mật này”. Tiếp thu xu hướng này, trong phần quy định chung về nghĩa vụ bảo mật thông

tin giai đoạn tiền hợp đồng, chúng ta nên bổ sung thêm quy định: “Bên bị vi phạm có quyền

yêu cầu bên vi phạm trả lại những khoản lợi ích thu được từ việc vi phạm đó”. - Đối với hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu

Thông tin tiền hợp đồng liên quan đến quyết định xác lập hợp đồng nên việc vi phạm nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng được coi là một sai phạm và chế tài cho việc vi phạm này có thể là vơ hiệu hợp đồng. Hậu quả pháp lý từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng được tìm thấy trong pháp luật các nước như Anh, Pháp, Mỹ hay trong Điều 4.107 - Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng và Điều 3.8 Bộ nguyên tắc Unidroit85. Tại Việt Nam, trên cơ sở Điều 127 BLDS 2015, vơ hiệu hợp đồng có thể được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng giao kết do bị lừa dối (hành vi này có thể xuất hiện trong hợp đồng nhưng cũng có thể

phát sinh từ giai đoạn các bên đàm phán). Theo đó, khi một bên tham gia giao kết hợp đồng

do bị lừa dối thì có quyền u cầu Tịa án tun bố hợp đồng đó là vơ hiệu. Tuy nhiên, Điều luật 387- trực tiếp điều chỉnh hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng chỉ ghi nhận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà khơng quy định hợp đồng có vơ hiệu hay khơng? Điều luật này có thể hiểu theo hướng: hành vi khơng cung cấp thông tin không vi phạm yếu tố tự nguyện trong xác lập giao dịch chỉ đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, để gần gũi hơn với pháp luật các nước, BLDS năm 2015 cần quy định rõ hơn theo hướng không chỉ hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng mà cả hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng có thể bị tuyên vô hiệu nếu hành vi vi phạm yếu tố tự nguyện trong xác lập giao dịch dân sự.

- Đối với hậu quả pháp lý là chấm dứt hợp đồng

Khoản 2, 3 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt (đình chỉ thực hiện) hợp đồng bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được hưởng tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường và không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật. Ở đây, nghĩa vụ thông tin trong quan hệ bảo hiểm là nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng.

85 https://iluatsu.com/dan-su/he-qua-phap-ly-do-vi-pham-nghia-vu-cung-cap-thong-tin-tien-hop-dong/, truy cậpngày 12/2/2021. ngày 12/2/2021.

Theo quy định của Điều 127 BLDS năm 2015 và quy định tại khoản 2 và 3 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì hành vi cố ý cung cấp thơng tin sai sự thật của người mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực chất là hành vi lừa dối. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bên bị lừa dối nên vấn đề đặt ra là đối với hành vi “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật” để bảo vệ bên bị lừa dối thì khơng thể áp dụng chế tài hợp đồng vô hiệu theo Điều 127 BLDS năm 2015. Bởi vì nếu áp dụng vơ hiệu, vơ tình sẽ tiếp tay cho bên lừa dối (đặc biệt là người mua

bảo hiểm) thoải mái cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng để được nhận tiền

bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại vì trong trường hợp xấu nhất hợp đồng sẽ bị vơ hiệu thì người mua bảo hiểm cũng chẳng mất gì.86 Mặc dù đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là chế tài trong hợp đồng, tuy nhiên từ văn bản chuyên ngành là Luật Kinh doanh bảo hiểm cho thấy hậu quả pháp lý này cịn có thể phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng khi xét trong mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Rõ ràng, nếu một bên biết được thơng tin bị vi phạm đó trước khi giao kết hợp đồng thì có thể hợp đồng đã khơng được hình thành. Như vậy, với vai trò là văn bản pháp luật chung điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng, BLDS năm 2015 cần có quy định cụ thể hơn để thống nhất với Luật chuyên ngành.

Ngồi ra, có thể thấy, việc Luật KDBH mới chỉ dừng lại ở việc quy định trách nhiệm pháp lý khi DNBH hoặc BMBH cung cấp thông tin sai sự thật mà không quy định trách nhiệm pháp lý khi các bên cung cấp thông tin chưa đầy đủ là một thiếu sót lớn. Luật KDBH cần có quy định rõ hơn về vấn đề này hay có thể ngầm hiểu áp dụng chế tài về bồi thường thiệt hại theo Điều 387 BLDS năm 2015 ở đây.

86 https://iluatsu.com/dan-su/he-qua-phap-ly-do-vi-pham-nghia-vu-cung-cap-thong-tin-tien-hop-dong/, truy cậpngày 12/2/2021. ngày 12/2/2021.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng cho thấy nhiều sai phạm trong các vụ việc dân sự và một số lĩnh vực chuyên ngành. Đặc biệt, lĩnh vực ngân hàng có xu hướng gia tăng vi phạm về bảo mật thông tin tiền hợp đồng, các thơng tin khách hàng ngày càng có nguy cơ cao được/bị tiết lộ cho bên thứ ba. Hay trong lĩnh vực bảo hiểm, các vi phạm về nghĩa vụ cung cấp thông tin cũng tăng nhanh các vụ việc. Gần đây nhất là vụ việc của một khách hàng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tham gia 19 hợp đồng bảo hiểm sau khi nghi ngờ K tuyến giáp. Và lẽ tất nhiên, khi có hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng như vậy, các chủ thể phải gánh chịu sự bất lợi do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng: bồi thường thiệt hại, hợp đồng vô hiệu, huỷ bỏ hợp đồng… Thực tế đó càng chứng minh ảnh hưởng quan trọng của nghĩa vụ tiền hợp đồng đến giao kết và thực hiện hợp đồng về sau. Vì vậy, pháp luật cần chỉ rõ các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, xác lập cơ chế bảo đảm cụ thể khi có vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

KẾT LUẬN

Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là một chủ đề không mới nhưng lần đầu tiên được tiếp cận một cách toàn diện trong phạm vi luận án tiến sĩ tại Việt Nam. Luận án đã tổng quan các cơng trình có liên quan đến đề tài và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: thế nào là nghĩa vụ tiền hợp đồng, các loại nghĩa vụ tiền hợp đồng, khi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự gì… Đồng thời, các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng được làm rõ (khái niệm tiền hợp đồng, nguyên tắc pháp luật dân sự chi phối giai đoạn tiền hợp đồng, khái niệm nghĩa vụ tiền hợp đồng, các nghĩa vụ tiền hợp đồng cụ thể, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng… ) để xây dựng khung lý thuyết về chủ đề luận án. Thêm vào đó, trên cơ sở đánh giá các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Từ đó rút ra những bất cập của pháp luật dẫn đến khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện trên thực tế của những nhóm chủ thể này để đưa ra những định hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 154 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w