vụ bảo mật trước tiên sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại”; hay “Một bên có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, ép buộc khi cam kết của họ được thiết lập, tuy nhiên, sự đe doạ này phải là cấp thiết, nghiêm trọng và khơng chính đáng”. Hầu hết các tác giả
nghiên cứu về nghĩa vụ tiền hợp đồng đều thống nhất quan điểm về sự bất lợi của các chủ thể nếu vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Hậu quả pháp lý của vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng được xem xét dựa trên mối quan hệ nhân quả, biện chứng giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng và sự gánh chịu trách nhiệm bất lợi; trong đó hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng xuất hiện trước về mặt thời gian và tất yếu dẫn đến kết quả là chủ thể phải gánh chịu sự bất lợi tương ứng.
Như vậy, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là sự gánh chịu những
bất lợi đối với chủ thể tham gia giai đoạn tiền hợp đồng do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Ví dụ44, trong cơng văn số 61/HHBH/2021 ngày 29/4/2021, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) với vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên đã tố giác khách hàng tên N.V.K (Hải Phòng) lên cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an. Tại cơng văn này, IAV cho biết, có những bằng chứng cho thấy ơng K đã biết mình bị ung thư tuyến giáp (vì trước đó khách hàng này lấy tên khác đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và nhận được kết quả chuẩn đốn là bị ung thư tuyến giáp). Sau đó, từ tháng 10/2019 đến tháng 2/2020, ơng K mua 19 hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ mức cao nhất (mỗi năm đóng trên 200 triệu đồng tiền phí bảo hiểm) tại 13 công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà khơng khai báo việc mình đã có bệnh nhằm mục đích u cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm khi đã hợp pháp hoá hồ sơ bệnh án bằng cách đi khám và điều trị tại bệnh viện K Hà Nội.
Sau khi mua bảo hiểm được hơn ba tháng, ông K đã được Prudential, MB Ageas, Bảo hiểm Bảo Việt và VBI chi trả tiền bảo hiểm số tiền gần 4 tỷ đồng. Theo IAV, nếu không kịp thời điều tra làm rõ hành vi gian dối, trục lợi bảo hiểm của khách hàng này để ngăn chặn thì tới đây, các cơng ty bảo hiểm còn lại sẽ phải tiếp tục chi trả số tiền bảo hiểm ước tính lên tới 20 tỷ đồng và điều này gây thiệt hại lớn cho các công ty bảo hiểm.
Theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, để xác định một bệnh nhân chắc chắn bị ung thư thì phải căn cứ vào “xét nghiệm giải phẫu bệnh”, phải được một hội đồng chẩn đốn bệnh của bệnh viện kết luận, chứ khơng chỉ đơn thuần là kết luận của một vài bác sĩ hay các chỉ số xét nghiệm đặc thù, kể cả làm thủ thuật xét
nghiệm tế bào. Bản thân khách hàng chưa từng làm “giải phẫu bệnh” cho đến cuối tháng 3/2020, nên dù là có đi khám trước đó thì cũng chỉ là người “có nghi vấn bệnh ung thư”. Các thông tin mà khách hàng nhận từ bác sĩ hay bệnh viện cũng chỉ là dạng thông tin “chắc chắn đã biết bệnh ung thư” như cáo buộc của IAV, một vị đại diện của ông K cho hay.
Về trường hợp này, có quan điểm cho rằng, việc ơng K nói rằng do lỗi đánh máy của nhân viên y tế bệnh viện 108 đã chứng minh ơng K có đến bệnh viện 108 để khám bệnh (căn cứ thêm giấy tờ tuỳ thân khi đi khám bệnh). Thêm nữa, theo chẩn đốn của bệnh viện 108 “Hình ảnh tế bào học nghi ngờ carcinoma tuyến giáp thể nhú, đề nghị phẫu thuật làm
xét nghiệm sinh thiết tức thì”. Đây là nội dung rất quan trọng của vụ việc. Theo ý kiến luật
sư bảo vệ quyền lợi cho ông K cho rằng với kết luận như trên của bệnh viện 108, chưa đủ căn cứ để xác định ông K đã bị K tuyến giáp (vị luật sư còn viện dẫn Quyết định 3879 của Bộ Y tế). Những lập luận của vị đại diện của ơng K chứng minh: ơng K có đi khám tuyến giáp tại bệnh viện 108. Nếu thực sự ông K đã đi khám tại bệnh viện 108 và có kết luận nghi ngờ bị K tuyến giáp thì hành vi khơng khai báo trung thực của ông K là vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (khách hàng phải có nghĩa vụ cung cấp thơng tin về sức khoẻ trước khi giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp bảo hiểm). Với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng của ông K, ông phải chịu hậu quả pháp lý là bị đơn phương chấm dứt hợp đồng và không được chi trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.
Với cách hiểu trên thì hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là hậu quả pháp lý có thể xảy ra trong đàm phán hoặc thực hiện hợp
đồng. Nếu hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng chỉ phát sinh trong giai đoạn thực hiện hợp đồng (hoặc trong các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định) thì hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phát sinh ở ngay giai đoạn đàm phán hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc vi phạm nghĩa vụ bảo mật thơng tin…) hoặc q trình thực hiện hợp đồng. Pháp luật quy định một khoảng rộng phải chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng đối với các chủ thể cho thấy các nghĩa vụ tiền hợp đồng không chỉ quan trọng ở giai đoạn tiền hợp đồng mà còn rất nhiều giá trị ở các giai đoạn khác của hợp đồng. Hơn nữa, điều đó cũng khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn thực hiện hợp đồng.
Ở ví dụ trên (ơng K đã giao kết 19 hợp đồng bảo hiểm khi có kết quả nghi ngờ bị ung
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong giai đoạn thực hiện 19 hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật cũng như quan điểm của các chuyên gia, cụ thể trong bài viết: “Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt
Nam”, tác giả Đỗ Văn Đại đưa ra nhận xét: việc khơng tn thủ nghĩa vụ thơng tin có thể dẫn
đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ơng cũng đồng tình với Tồ án khi cho rằng: hành vi không cung cấp thơng tin quan trọng mà mình biết được làm một hành vi lừa dối. Điều này đồng nghĩa với việc tác giả thừa nhận hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu (do bị lừa dối).
Thứ hai, cơ sở để phát sinh hậu quả pháp lý là có sự vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Việc xác định có hay khơng vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là đặc biệt quan trọng tức phải xem xét kĩ có hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng do chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vơ ý hay khơng. Trở lại với ví dụ trên, ơng K đã có hành vi khơng cung cấp thơng tin trung thực về tình hình sức khoẻ của mình với lỗi cố ý. Về tình huống này, tác giả Phạm Duy Nghĩa từng đề cập: “Trong nhiều trường hợp bên có thơng tin
buộc phải tiết lộ thơng tin; vi phạm nghĩa vụ đó hợp đồng có thể bị tồ án tun vơ hiệu, có lợi cho bên khơng có thơng tin”.45 Trong một số trường hợp, việc xác định hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng hay pháp luật hợp đồng sẽ gặp khó khăn do ở cả hai giai đoạn đều tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin. Do vậy, để buộc chủ thể phải gánh chịu sự bất lợi do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phải tìm thấy hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng.
1.3.2. Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Căn cứ vào hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng, có thể thấy hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm:
* Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập một hợp đồng thì các bên ln mong muốn hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà hợp đồng có thể bị vơ hiệu. Khoa học pháp lý cho thấy, hợp đồng có thể vơ hiệu khi rơi vào một trong các trường hợp: hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
hợp đồng vô hiệu do giả tạo; giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn; hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận