Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 114 - 115)

52 Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr

2.2. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

đã bán hết. Thời hạn hợp lý được tính như thế nào để đảm bảo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không bị chấm dứt hiệu lực trong hồn cảnh đề nghị khơng thể hiện rõ thời hạn trả lời, Bộ luật Dân sự 2015 đến đây vẫn bỏ ngỏ.

Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, Khoản 3 Điều 394 BLDS thể hiện rõ nhất nghĩa vụ trả lời chấp nhận hay không của bên nhận được đề nghị giao kết hợp đồng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

“1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu

lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. 2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. 3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”

Việc bên được đề nghị giao kết hợp đồng phải trả lời bên đề nghị giao kết hợp đồng là một loại nghĩa vụ tiền hợp đồng. Nghĩa vụ này được đặt ra cho ba tình huống cụ thể tương ứng với ba khoản trên đây của Điều 394 BLDS. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần làm rõ tại Khoản 1 về “một thời gian hợp lý” là như thế nào để các bên có căn cứ xác định và thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng ở phần trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.

2.2. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợpđồng đồng

Hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng mà cá nhân, tổ chức vi phạm

phải gánh chịu những loại trách nhiệm tiền hợp đồng khác nhau như: hợp đồng vô hiệu, trách nhiệm do huỷ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w