Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 36)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hộ

Gia Nghĩa là thành phố trẻ, nhưng lại có những lợi thế nhất định ở vùng Nam Tây nguyên với các cung đường nối các tỉnh lỵ Phan Thiết, Đà Lạt, Bn Ma Thuột, Đồng Xồi. Trong tương lai, thành phố này sẽ trở thành một đô thị phát triển, có cơ sở hạ tầng hiện đại với 40% diện tích mặt thống và các vùng ven ngập nước, thuận tiện tổ chức các dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng. Về mật độ xây dựng, thành phố sẽ khống chế ở mức 30% và các vùng ven, phụ cận được quy hoạch phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ ngành cơng nghiệp bơ-xít.

Tổng dân số thành phố có hơn 60.000 người (dân tộc kinh chiếm 87,07%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 3,84%; dân tộc khác chiếm 9,09%); 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người M’Nông, Mạ đã định cư ở đây từ lâu đời, các tộc người còn lại di cư đến từ nơi khác, chủ yếu là các tỉnh phía Bắc. Thành phố có 03 tơn giáo chính (Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin lành) với tổng số 11.730 tín đồ, có 10 cơ sở thờ tự và 07 điểm nhóm sinh hoạt tơn giáo tập trung. So với mặt bằng chung của các thành phố trong cả nước, điều kiện KT - XH của thành phố Gia Nghĩa còn thấp. Bởi lẽ, thành phố có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhiều phong tục và tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ ́u là thuần nơng, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nơng - lâm - ngư nghiệp cịn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển giáo dục.

Vị trí địa lý sẽ tạo điều kiện cho Gia Nghĩa nói riêng và cho Đăk Nơng nói chung có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển KT - XH, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

36

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)