Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 51)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

sở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng việc quản lý thiết bị dạy học trọng việc quản lý thiết bị dạy học

Kết quả khảo sát nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên ở các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông thể hiện ở Bảng 2.5:

48

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của QLTBDH

TT Mức độ CBQL, giáo viên

SL %

1 Rất quan trọng 74 37,00%

2 Quan trọng 110 55,00%

3 Bình thường 16 8,00%

4 Không quan trọng 00 00.00%

Từ số liệu ở Bảng 2.5, chúng tơi thiết lập Hình 2.7:

Hình 2.7. Biểu đồ đánh giá của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của QLTBDH

Kết quả khảo sát nhận thức tầm quan trọng của việc quản lý TBDH ở các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng, cho thấy: Có 37% trên tổng số ý kiến đánh giá rất quan trọng; có 55% trên tổng số ý kiến đánh giá quan trọng; có 8% trên tổng số ý kiến đánh giá là bình thường và khơng có ý kiến nào đánh giá không quan trọng.

Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi, việc quản lý TBDH ở các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp phó hiệu trưởng phụ trách và nhân viên phụ trách TBDH nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, liên quan trực tiếp đến kết quả dạy học của học sinh.

37%55% 55% 8% 0% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

49

Như vậy, CBQL, giáo viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của quản lý TBDH. Có thể nói, đây là một thành tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học tại các trường, nếu TBDH được quản lý bài bản đúng quy trình. Thứ nhất, sẽ nâng cao chất lượng phục vụ cho dạy và học. Thứ hai, làm tăng tuổi thọ sử dụng thiết bị một cách đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến việc quản lý sử dụng TBDH bình thường. Vì vậy, hiệu trưởng cần tác động lên nhận thức của CBQL, giáo viên nhằm thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018.

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học

Để tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch quản lý TBDH tại các trường THCS, tác giả tiến hành lấy ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.6:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên về lập kế hoạch QLTBDH

TT Nội dung Kết quả thực hiện ĐTB Thứ

bậc Tốt Khá TB Yếu

1 Xác định mục tiêu, nội dung của

việc QLTBDH tại trường THCS 00 52 148 00 2.29 2 2 Phân tích đánh giá thực trạng

những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng việc QLTBDH tại trường THCS.

00 53 147 00 2.30 1

3 Xây dựng kế hoạch việc

QLTBDH tại trường THCS. 00 49 146 05 2.26 5 4 Xác định các biện pháp, các hành

động cụ thể để thực hiện kế hoạch QLTBDH tại trường THCS.

50

5 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho việc QLTBDH tại trường THCS.

00 49 144 07 2.25 6

6 Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về QLTBDH tại trường THCS.

00 49 150 01 2.28 3

7 Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường trong QLTBDH tại trường THCS.

00 48 143 09 2.24 7

Bảng 2.6 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông về công tác lập kế hoạch quản lý TBDH tại trường THCS qua 7 nội dung khảo sát với 4 tiêu chí kết quả thực hiện, có ĐTB từ 2.24 đến 2.30, đạt mức độ trung bình. Trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Phân tích đánh giá thực trạng

những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng việc quản lý TBDH tại trường THCS”, có ĐTB khảo sát là 2.30, đạt

mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Xây dựng kế hoạch phối hợp các

lực lượng trong và ngoài trường trong quản lý TBDH tại trường THCS”, có

ĐTB khảo sát là 2.24 đạt mức độ trung bình.

Hơn nữa, qua quan sát của chúng tôi về vấn đề lập kế hoạch quản lý TBDH tại trường THCS, các trường còn bị động, một phần chưa có đội ngũ chuyên trách, còn kiêm nhiệm, chưa được tập huấn bài bản nên công tác lập kế hoạch quản lý TBDH tại trường THCS chưa làm tốt.

Như vậy, kết quả khảo sát việc trang bị TBDH tại các trường THCS thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho thấy, tuy đã làm tốt công tác khảo sát

51

nhu cầu TBDH đầu năm của các đơn vị, nhưng về các nội dung lập kế hoạch quản lý TBDH tại trường THCS chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, thì yêu cầu TBDH phải được trang bị đồng bộ, về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, để thực hiện Chương trình GDPT 2018, thì việc tăng cường trang bị TBDH là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)