BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học
3.1.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp QLTBDH phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT. Khi đề xuất các biện pháp chúng ta phải nhận thức đúng về quan điểm của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục về TBDH. Việc quản lý đầu tư mua sắm TBDH phải nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy học, giáo dục của các trường; Quản lý khai thác, sử dụng TBDH phải đảm bảo cho mọi giáo viên chủ động và có đủ năng lực sử dụng TBDH trong q trình dạy học, giáo dục để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Quản lý bảo trì, bảo quản TBDH nhằm mục đích sử dụng lâu bền, đảm bảo khoa học, chính xác trong q trình hỗ trợ việc học của học sinh.
3.1.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Mỗi biện pháp có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện riêng biệt; song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Khơng có biện pháp nào mang tính vạn năng, toàn diện. Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó các biện pháp phải được tiến hành một cách đồng bộ và có hệ thống để phát huy ưu
64
điểm của biện pháp này, khắc phục hạn chế của biện pháp khác. Khi giải quyết một nhiệm vụ giáo dục người CBQL phải phối hợp nhiều biện pháp tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, hoàn cảnh và điều kiện mà lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp cho phù hợp.
Như vậy, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc sử dụng TBDH, đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học.
3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp quản lý đề xuất chỉ có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường nếu nó đảm bảo tính hiệu quả, có thể triển khai thực hiện trong thực tế. Để đảm bảo tính hiệu quả địi hỏi cách thức thực hiện các biện pháp từ đầu tư mua sắm đến khai thác sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng TBDH phải được thực hiện thơng suốt, tránh thất thốt gây lãng phí thời gian và cơng sức.
Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp QLTBDH đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý hiện có, nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trên địa bàn nghiên cứu.
3.1.2.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyen tắc này địi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của hiệu trưởng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí của người hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, các bước tiến hành cụ thể, chính xác.
Các biện pháp phải được kiểm tra, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
65
Để thực hiện các biện pháp có thể triển khai trong từng giai đoạn có thể dùng biện pháp bất kì làm trọng tâm và là cơ sở để giải quyết và triển khai các biện pháp tiếp theo.