BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.2.3. Chỉ đạo khai thác sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mớ
hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT mới.
Biện pháp giúp xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH phù hợp mục tiêu, nội dung và đổi mới PPDH trong nhà trường. Thông qua kế hoạch để chỉ đạo giáo viên khai thác, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nhà trường một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời dựa vào kế hoạch để xây dựng một hệ thống TBDH đồng bộ, tương xứng với tầm phát triển của nhà trường với yêu cầu của công tác dạy học.
Chuẩn bị TBDH luôn sẵn sàng cho mọi nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh theo nội dung Chương trình GDPT mới.
3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành
Điểm đổi mới quan trọng trong Chương trình GDPT mới là đổi mới PPDH nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh. PPDH theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động
77
thực hành, thực tiễn. Học sinh được trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm nhiều hơn nhằm chủ động trọng việc lĩnh hội kiến thức.
a. Lập kế hoạch
Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ thiết bị báo cáo hiện trạng TBDH hiện có để có căn cứ xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng TBDH.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng TBDH hiệu quả và hợp lý nhất. Trong kế hoạch cần phải xây dựng cả kế hoạch bồi dưỡng nhân viên thiết bị. Thông báo đến toàn bộ giáo viên, nhân viên trong trường về Chương trình GDPT mới, kế hoạch đầu tư mua sắm, kế hoạch khai thác sử dụng và bảo quản TBDH để đáp ứng theo yêu cầu chương trình GDPT.
Nhân viên thiết bị lập kế hoạch để khai thác, sử dụng TBDH dựa trên nhu cầu sử dụng TBDH của giáo viên.
b. Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên thiết bị, giáo viên xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH chi tiết theo từng môn, từng tuần, từng tiết. Phịng bộ mơn cũng được lên kế hoạch sử dụng cụ thể theo môn học và thời gian đáp ứng thực hiện chương trình GDPT.
Hiệu trưởng tổ chức và vận động nhân viên thiết bị, giáo viên tự làm đồ dùng bổ sung vào danh mục tối thiểu.
Chỉ đạo phổ biến qui định sử dụng TBDH, nội qui làm việc ở các phòng thực hành, phịng bộ mơn, đặc biệt các TBDH hiện đại đến toàn bộ nhân viên, giáo viên trong nhà trường.
Tổ chức giáo viên sử dụng các TBDH có ứng dụng CNTT.
Tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường cho tồn thể giáo viên nắm bắt, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng.
78
Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch khai thác sử dụng TBDH một cách có hiệu quả. Giáo viên sử dụng TBDH phải đảm bảo số lượng, chất lượng và tần suất sử dụng.
Hiệu trưởng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức khai thác, sử dụng TBDH, đặc biệt với TBDH hiện đại, TBDH đa năng.
Hiệu trưởng có hình thức động viên, khen thưởng giáo viên, học sinh tích cực sử dụng và tự làm TBDH.
c. Chỉ đạo giám sát
Chỉ đạo phân bố TBDH theo từng môn, từng khối lớp để tiện sử dụng. Chỉ đạo nhân viên thiết bị xây dựng quy định, quy chế sử dụng TBDH. Chỉ đạo giáo viên các môn học chủ động khai thác sử dụng TBDH theo đúng yêu cầu của chương trình GDPT. Khi sử dụng các TBDH hiện đại, TBDH đa năng cần có sự trao đổi, học hỏi, hỗ trợ từ các đồng nghiệp hay tổ nghiệp vụ về TBDH.
Chỉ đạo giáo viên khai thác sử dụng các TBDH có ứng dụng CNTT.
d. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên, bộ phận được phân công nhiệm vụ để có điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Kiểm tra việc sử dụng TBDH được tiến hành qua kiểm tra tiết dạy trên lớp, tiết thực hành thí nghiệm, phịng bộ mơn hay kiểm tra qua hồ sơ theo dõi, quản lý của nhân viên thiết bị.
KT, ĐG việc sử dụng các TBDH hiện đại, các TBDH có ứng dụng CNTT, các phịng Lab để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học.
Đánh giá định kỳ hàng năm về quá trình khai thác, sử dụng TBDH để rút kinh nghiệm cho kế hoạch sử dụng cho năm tiếp theo.
79
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
CBQL phải tìm hiểu nắm vững chương trình GDPT, mục tiêu cấp học. Hiệu trưởng phải hiểu biết cơ bản tính năng và phương pháp sử dụng TBDH theo yêu cầu đổi mới PPDH.
Xây dựng hệ thống TBDH đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp liên mơn, hoạt động trải nghiệm….
CBQL phải phải tìm hiểu, nắm rõ các văn bản pháp lý, quy chế hiện hành về cơng tác TBDH, trình độ nhận thức, chun mơn, ý thức, thái độ của tập thể sư phạm; nắm bắt được trình độ kỹ thuật, kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên.
3.2.4. Chỉ đạo bảo trì, bảo dưỡng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp giúp cho CBQL, giáo viên nắm vững quy trình bảo trì, bảo dưỡng TBDH. Biện pháp được áp dụng vào thực tiễn làm cho TBDH ít bị hư hỏng, mất mát đồng thời chống thất thốt lãng phí tài sản của nhà trường.
Biện pháp giúp làm chi phí cho việc sửa chữa và duy trì TBDH, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
3.2.4.2 Nội dung và cách tiến hành a. Lập kế hoạch
Hiệu trưởng khảo sát hiện trạng TBDH, nắm những thông số cơ bản về số lượng, chất lượng, tình hình TBDH. Từ đó lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các TBDH, tạo thói quen bảo quản TBDH đúng qui định ngay trong quá trình sử dụng và sau khi sử dụng.
Hiệu trưởng lập kế hoạch duy tu, bảo trì, sửa chữa cho từng loại thiết bị, tránh trùng lặp, ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn.
80
Hiệu trưởng quy định việc sửa chữa, bảo trì TBDH kịp thời khi có hư hỏng hay lỗi trong quá trình sử dụng.
Nhân viên thiết bị phân loại từng thiết bị dạy học cần được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ.
Nhân viên thiết bị thu thập thông tin từ giáo viên bộ môn về các TBDH cần sửa chữa, bảo trì.
Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch là dạng duy tu, bảo quản được tổ chức, tiến hành và ghi nhận theo một kế hoạch định trước.
Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng khơng theo kế hoạch chỉ tiến hành khi có sự cố hỏng hóc hay TBDH khơng có khả năng hoạt động.
Tổ chức sửa chữa và phục hồi các TBDH xuống cấp.
Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng ngăn ngừa dựa trên cơ sở thời gian sử dụng TBDH và điều kiện của TBDH để ngăn ngừa giảm khả năng hư hỏng phát sinh hoặc chống lại những tiềm ẩn gây hư hỏng.
Hiệu trưởng tổ chức tập huấn cho cán bộ thiết bị cách thức bảo trì, bảo dưỡng các TBDH đình kỳ và cách thức phát hiện các TBDH đến giai đoạn cần bảo trì, bảo dưỡng.
c. Chỉ đạo thực hiện
Chỉ đạo nhân viên thiết bị, giáo viên bảo quản TBDH nhằm theo dõi tình trạng của TBDH một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Chỉ đạo nhân viên thiết bị, giáo viên bảo dưỡng, bảo trì TBDH phải được thực hiện theo quy chế quản lí tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra... hằng năm.
Chỉ đạo nhân viên thiết bị, giáo viên áp dụng công cụ 5S vào tổ chức sắp xếp lại phòng TBDH, phòng học chức năng để thuận lợi cho việc khai thác sử dụng:
S1- Sàng lọc: Đầu năm học rà sốt lại TBDH hiện có ở các phịng học chức năng, phịng TBDH để loại bỏ những TBDH khơng cịn giá trị sử dụng.
81
S2- Sắp xếp: Tất cả TBDH mới nhập hoặc đã cũ nhưng còn sử dụng được vào các vị trí phù hợp với việc sử dụng.
S3- Sạch sẽ: Vệ sinh lau chùi sạch sẽ các TBDH đảm bảo điều kiện theo quy định.
S4- Săn sóc: định kỳ bảo dưỡng TBDH.
S5- Sẵn sàng trên cơ sở làm tốt S1, S2, S3, S4
Chỉ đạo nhân viên thiết bị sắp xếp, trưng bày phòng thiết bị đảm bảo an tồn khi sử dụng, tính khoa học, dễ thấy, dễ lấy, vệ sinh phòng thiết bị.
Chỉ đạo bộ phận tài vụ cân đối, bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung phụ tùng, linh kiện cho việc định kì bảo dưỡng, bảo quản.
d. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra sổ mượn trả thiết bị, dự giờ các tiết học thực hành hoặc có sử dụng TBDH hỗ trợ, nghe báo cáo của tổ trưởng chuyên môn và nhân viên thiết bị về tình trạng của TBDH.
Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản, sửa chữa thường xuyên định kỳ của cán bộ thiết bị. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, nhập - xuất, thanh lý TBDH ...
Đánh giá việc bảo quản TBDH, hiệu trưởng cần cán bộ thiết bị lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH.
Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ, sổ sách, việc bảo quản, bảo trì TBDH theo đúng kế hoạch đã đề ra.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Kinh phí để bảo trì bảo dưỡng TBDH cần phải được chuẩn bị kịp thời, đúng kế hoạch.
Nhà trường cần chủ động thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng TBDH đúng quy định đặc biệt là những sửa chữa đơn giản.
Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, bảo dưỡng TBDH.
82
3.2.5. Tổ chức kiểm tra việc đầu tư, khai thác sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học bị dạy học
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp này nâng cao ý thức trách nhiệm của CBQL, giáo viên và nhân viên thiết bị về việc đầu tư, khai thác sử dụng, bảo quản TBDH. Kiểm tra việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đề ra hay không. Từ đó phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn đồng thời chỉ ra những mặt tích cực để động viên, khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Biện pháp kiểm tra nhằm để thiết lập mối liên hệ ngược trong thông tin trong công tác quản lý TBDH. Hơn nữa, việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học là phức tạp, đa dạng, phong phú song không được phép sai sót. Do đó, hiệu trưởng cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện, đánh giá lại một cách chính xác, kịp thời nhằm động viên, khắc phục, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, qui chế, kế hoạch.
Kiểm tra góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành a. Lập kế hoạch
Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc đầu tư, khai thác sử dụng, bảo quản TBDH.
Thời gian tổ chức kiểm tra: Định kỳ vào cuối kỳ, cuối năm…
Hình thức kiểm tra: Kiểm tra đột xuất, kiểm tra sử dụng TBDH gắn với kiểm tra toàn diện, kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề trong nhà trường.
83
Xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng kiểm tra của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, huy động các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên mơn và những giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý sử dụng TBDH.
Trong xây dựng kế hoạch kiểm tra cần chú ý đến khâu tổ chức đánh giá việc quản lý sử dụng TBDH và khen thưởng những người sử dụng TBDH có hiệu quả đồng thời nhắc nhở phê bình các giáo viên chưa tích cực sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả TBDH.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra bắt đầu từ kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên, của tổ chuyên môn. Nhân viên thiết bị sẽ căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn và nhu cầu sử dụng TBDH của giáo viên để lập ra kế hoạch sử dụng TBDH của nhà trường trong năm học đó.
CBQL lập kế hoạch kiểm tra việc sử dụng TBDH cụ thể thơng qua xây dựng mục đích kiểm tra, các tiêu chí kiểm tra hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
b. Tổ chức thực hiện
Kiểm tra quy trình mua sắm: Kiểm tra việc đầu tư mua sắm bổ sung TBDH hằng năm, xem xét nội dung kế hoạch có phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tế của nhà trường hay khơng. Giám sát quá trình chọn nhà cung cấp hoặc quá trình tiếp nhận TBDH được phân phối. Kiểm tra nghiệm thu các TBDH mới được mua sắm bổ sung. Kiểm tra việc thanh quyết toán các hợp đồng mua sắm, sửa chữa TBDH… qua kiểm tra kịp thời phát hiện các sai sót để điều chỉnh, uốn nắn.
Kiểm tra việc sử dụng TBDH: Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên qua hệ thống hồ sơ sổ sách như theo dõi sử dụng TBDH, phiếu đăng kí sử dụng TBDH hàng tuần. Kiểm tra đi liền với đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và từng năm học. Kiểm tra phiếu đăng kí sử dụng TBDH hàng tuần, kế hoạch dụng TBDH của giáo viên, định kì báo cáo với hiệu trưởng về
84
tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH nhằm tạo cơ sở cho CBQL kiểm tra công tác sử dụng TBDH. Mỗi giáo viên, tổ chuyên môn lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần, theo phân phối chương trình. Kiểm tra việc sử dụng và quản lý sử dụng TBDH thơng qua hình thức quan sát, dự giờ đột xuất kể cả những tiết thực hành, thí nghiệm, kiểm tra sổ mượn - trả thiết bị, sổ đăng kí sử dụng phịng học bộ mơn.
Kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị: Kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị qua hệ thống sổ sách như kế hoạch TBDH, sổ thiết bị, biên bản kiểm kê,… để giúp họ quản lý thiết bị tốt hơn. Đồng thời phát hiện những khó khăn về quản lí TBDH để có những điều chỉnh, giúp đỡ. Nhân viên thiết bị tổ chức kiểm kê, kiểm tra định kỳ, phân loại TBDH và có biện pháp khắc phục kịp thời. TBDH với thời gian, với các lần sử dụng sẽ hư hỏng, mất mát, yêu cầu phải kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để thanh lọc, sửa chữa kịp thời. Nhân viên thiết bị phải thường xuyên kiểm tra, khai thác sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học của giáo viên, những trường hợp không sử dụng, sử dụng sai mục đích, thiếu trách nhiệm cần có những uốn nắn kịp thời.
Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH: Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng ngăn ngừa dựa trên cơ sở thời gian sử dụng thiết bị và điều kiện của thiết bị để ngăn ngừa giảm khả năng hư hỏng phát sinh hoặc chống lại những tiềm ẩn gây hư hỏng. Kiểm tra kế hoạch, quy trình thực hiện bảo quản, bảo dưỡng TBDH.
Sau khi kiểm tra cần dành thời gian tổng kết, đánh giá thực trạng quản lý mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH, gặp và trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên thiết bị nếu họ cịn mắc phải những hạn chế trong cơng tác này.