Tình hình giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 39 - 41)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.2.5. Tình hình giáo dục trung học cơ sở

2.2.5.1. Quy mô, cơ cấu cấp trung học cơ sở

Đối với bậc THCS, hiện nay có 5 trường THCS và 03 trường tiểu học - THCS (trong đó có 5/8 trường đạt chuẩn quốc gia) với 118 lớp và 4.768 học sinh, tăng so với năm học 2019 - 2020 là 04 lớp và 390 học sinh. Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên là 234, trong đó 18 CBQL, 191 giáo viên và 25 nhân viên. Trường THCS Trần Phú, thành lập năm 2001, thuộc địa bàn phường Nghĩa Thành, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm thành lập năm 2002, thuộc địa bàn phường Nghĩa Tân; Trường THCS Nguyễn Tất Thành thành lập năm 2003, thuộc địa bàn phường Nghĩa Trung; Trường THCS Phan Bội Châu thành lập năm 2004, thuộc địa bàn xã Đắk Nia; Trường THCS Nguyễn Chí Thanh thành lập năm 2012, thuộc địa bàn xã Quảng Thành; Trường TH - THCS Lý Tự Trọng thành lập năm 2005, thuộc địa bàn xã Đắk R’ Moan; Trường TH - THCS Trần Văn Ơn thuộc địa bàn xã Đắk Nia. Tất cả các trường đều thuộc hệ

40

thống trường công lập.

Những năm gần đây, qui mô cấp THCS ở thành phố Gia Nghĩa phát triển mạnh; số lớp và số học sinh 02 năm gần đây tăng khá nhanh so với các năm trước. Việc số học sinh nhanh tại các trường THCS trong khi CSVC và thiết bị dạy học chưa đáp ứng kịp thời, biên chế đội ngũ giáo viên còn thiếu hàng năm chưa được các cấp bổ sung đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục môi trường cho học sinh và việc quản lý các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tại các trường THCS thành phố Gia Nghĩa.

Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu cấp THCS ở thành phố Gia Nghĩa

Năm học Trường Lớp Học sinh CBQL Giáo viên

2019 - 2020 08 111 4.416 16 183

2020 - 2021 08 116 4.794 18 188

2021 - 2022 08 118 4.768 18 191

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Gia Nghĩa)

2.2.5.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học cơ sở

Bậc THCS có 234 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó có 03 thạc sĩ, 06 CBQL đang theo học cao học. Cán bộ giáo viên, nhân viên nữ 162 (chiếm 69,23%), đảng viên 144 (chiếm tỷ lệ 61,53%), dân tộc thiểu số 07 (tỷ lệ 2,9 %) và tôn giáo 07 (tỷ lệ 2,9 %). Số lượng và cơ cấu giáo viên tương đối đồng đều giữa các mơn học.

Nhìn chung đội ngũ nhà giáo nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, nhận thức đúng đắn vai trị của mình trong cơng tác và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác dạy học và giáo dục. 100% CBQL và giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhiều giáo viên có thâm niên nghề, đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, kỹ năng điều hành quản lý của một bộ phận CBQL cịn hạn chế; thiếu tính chủ động, sáng tạo trong vận dụng những chủ trương đổi mới vào

41

QLGD; quản lý nhà trường cịn cảm tính nên chất lượng, hiệu quả cơng tác chưa được như mong muốn. Việc phân bố giáo viên giữa các môn, giữa các trường chưa phù hợp, dẫn đến thiếu cục bộ. Đặc biệt số lớp và số học sinh tăng hàng năm nên việc sắp xếp phân cơng chun mơn cịn khơng ít khó khăn; một bộ phận giáo viên ngại thay đổi, chưa mạnh dạn vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực. Giáo viên trẻ kinh nghiệm, phương pháp cịn hạn chế; giáo viên có tuổi đời cao tiếp cận cái mới chưa linh hoạt, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn chậm. Cho nên công tác tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lếp, ngoại khóa về cơng tác giáo dục mơi trường cho học sinh còn hạn chế, chỉ đạo chưa kịp thời do đó kết quả đạt được chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố gia nghĩa, tỉnh đắk nông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)