Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cơ sở lí luận phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Nông nghiệp

Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp (1991): Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất chính để tạo ra lương thực, thực phẩm, một số nguyên liệu cho công nghiệp [60].

Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) cũng định nghĩa: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp” [18].

Theo Ganesh Shivakoti (2005): Nông nghiệp là một hoạt động sinh học tự nhiên (biophysical) và kinh tế, là kết quả trực tiếp từ các quyết định và hành động của nông dân, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhân tố kinh tế xã hội và thể chế cũng như môi trường sinh học tự nhiên (biophysical environment) đối với hoạt động sản xuất [109].

1.2.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp

Sinh vật và mơi trường xung quanh thường xun có tác động qua lại với nhau tạo thành một đơn vị hoạt động thống nhất. Các sinh vật trong một đơn vị bất kì như thế sẽ gồm rất nhiều các lồi sinh vật sinh sống gọi là quần xã sinh vật. Chúng tương tác với mơi trường bằng các dịng năng lượng và vật chất tạo nên cấu trúc dinh dưỡng và chu trình tuần hồn vật chất giữa thành phần hữu sinh và vô sinh gọi là hệ sinh thái.

Mỗi HST có quy mơ khác nhau. Quy mơ nhỏ là một hồ nuôi cá, một hốc cây, một khúc củi mục; quy mơ trung bình như ao hồ, đồng cỏ, ruộng-nương...; quy mô lớn như đại dương bao la. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái làm thành một hệ sinh thái khổng lồ được gọi là sinh quyển. Trong sinh quyển có ba loại hệ sinh thái: các hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, sông hồ…; các hệ sinh thái đô thị gồm các thành phố và khu công nghiệp; các hệ sinh thái nông nghiệp.

Hệ sinh thái nông nghiệp là HST do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng. HSTNN là một HST nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Với thành phần tương đối đơn giản và đồng nhất về mặt cấu trúc nên HSTNN kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác, nó là HST khơng khép kín trong chu chuyển vật chất và chưa cân bằng [86].

Trong tiến trình lịch sử phát triển nơng nghiệp, dần dần con người cũng đã nhận ra rằng khuynh hướng tăng đầu tư q mức nhiên liệu hóa thạch vào nơng nghiệp thay thế dần các nguồn lợi tự nhiên. Sự đầu tư ấy dẫn đến tình trạng phá hoại mơi trường sống. Do đó, cần phải phát triển một nền nơng nghiệp trên cơ sở đầu tư trí tuệ vào điều khiển các HSTNN cho năng suất cao và ổn định, với sự chi phí ít nhất cho các biện pháp đầu tư nhiên liệu hóa thạch. Nghĩa là, cần phải phát triển một nền nông nghiệp dựa nhiều hơn vào việc khai thác hợp lí các nguồn lợi tự nhiên. Đã đến lúc con người phải chú ý tới năng suất sinh thái và ngưỡng sinh thái đồng thời với năng suất kinh tế và ngưỡng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

1.2.1.3. Nông nghiệp sinh thái

Theo Tổ chức REAP – Canada: Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường các hệ sinh thái, nương theo tự nhiên và giảm thiểu việc sử dụng đầu vào bên ngoài [108].

cho đất, hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào q trình sinh thái và các chu trình phù hợp cho từng điều kiện địa phương. Nông nghiệp sinh thái kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại cũng như khoa học để đem lại lợi ích cho mơi trường và nâng cao mối quan hệ bình đẳng và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả các bộ phận có liên quan [98].

Theo Reyes Tirado (2009): Nơng nghiệp sinh thái là hình thức sản xuất nơng nghiệp khỏe mạnh cho ngày hôm nay và ngày mai, bằng cách bảo vệ đất, nước và khí hậu, thúc đẩy đa dạng sinh học và không gây phá hủy mơi trường với đầu vào hóa học hoặc kỹ thuật di truyền [110].

Theo Oosterveer. P (2012): Nông nghiệp sinh thái là một hình thái sản xuất nơng nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được năng suất, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn lực và đạt được sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp [106].

Theo Lê Văn Khoa (2013): Nền nông nghiệp sinh thái là nền nơng nghiệp kết hợp hài hịa những cái ưu điểm, tích cực của hai nền nơng nghiệp: nơng nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nơng sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao [24].

Từ khái niệm về nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái, trên quan điểm địa lí học NCS đã đúc kết khái niệm Nơng nghiệp sinh thái là một hệ thống nơng nghiệp tích hợp có sự hài hịa trong sản xuất nơng nghiệp với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ mơi trường, nâng cao mối quan hệ bình đẳng và chất lượng cuộc sống tốt cho các đối tượng tham gia.

Từ những khái niệm trên cho chúng ta thấy rõ NNST là một bộ phận của nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp sinh thái khác với nơng nghiệp cơng nghiệp hóa là ở việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hạn chế các chất hóa học (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học…). Nơng nghiệp sinh thái khơng chú trọng nhiều đến việc cơ giới hóa nơng nghiệp, mà chú ý nhiều đến việc sử dụng các quy luật sinh học, sinh thái trong việc tiến hành các biện pháp kỹ thuật nơng nghiệp. NNST ít gây ra những tác động mạnh mẽ, thô bạo lên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm mơi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính, nhất là khí CO2. Vì vậy, nơng nghiệp sinh thái có nhiều mặt tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường. NNST cịn là ngành sản xuất trên cơ sở chú trọng nghiên cứu và lựa chọn những loại giống cây và con phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng sản xuất, sao cho đảm bảo được năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, sức cạnh tranh lớn và đảm bảo chất lượng cho môi trường sống (cả con người và tự nhiên) [86].

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái [34].

Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sử dụng các kỹ thuật và thực hành canh tác thích nghi với địa phương giúp tăng năng suất canh tác, giảm chất thải và nâng cao hiệu quả trong chuỗi thực phẩm, cung cấp các dịch vụ được cải thiện và bền vững cho hệ sinh thái và cũng mang lại lợi ích cao cho người lao động.

Như vậy, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp xanh được bao hàm trong nghĩa của thuật ngữ nông nghiệp sinh thái.

Việc cần thiết phải phát triển NN theo hướng NNST là do sản xuất NN hiện tại kém bền vững về mặt sinh thái đối với tài nguyên tự nhiên và độ phì nhiêu của đất, khơng đáp ứng được u cầu của thị trường, khơng thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển NN theo hướng NNST là phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tổ chức, quản lý hiệu quả và tối ưu nguồn lực địa phương trên cơ sở sinh thái học và áp dụng kỹ thuật canh tác hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cũng như khoa học phù hợp với điều kiện hiện có, để đem lại lợi ích cho mơi trường, nâng cao mối quan hệ bình đẳng và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả các bộ phận có liên quan. Do sự bố trí các nguồn lực khác nhau theo khơng gian và thời gian cũng như mỗi một cách tiếp cận sẽ có một quan niệm khác nhau của vấn đề này. Theo đó, có thể tóm tắt phát triển NN theo hướng NNST với một số hệ thống canh tác như sau [103]:

+ Hệ thống canh tác có đầu vào thấp: Là hệ thống canh tác nông nghiệp để hạn chế suy giảm tài ngun. Nếu nơng dân sử dụng ít hơn các nguồn hóa chất, phân bón, nhiên liệu, vốn, nhân cơng thì chi phí đầu vào sẽ giảm, hệ sinh thái ít bị hủy hoại do các chất tồn dư và do làm đất quá mức.

+ Hệ thống canh tác tái tạo: Đó là hệ thống canh tác có thể tự tái tạo sau mỗi mùa vụ. Thông qua kỹ thuật sử dụng ủ phân xanh, phân chuồng tái sử dụng trở lại dòng dinh dưỡng cho đất sau mỗi vụ mùa. Nền nơng nghiệp sinh thái có tính tự túc (permaculture) là một hệ thống canh tác tái tạo thân thiện.

+ Hệ thống sử dụng cơ chế sinh học: Cách tiếp cận này tập trung huy động cơ chế sinh học, giun và vi khuẩn trong đất phân hủy chất hữu cơ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đồng cỏ hay cây trồng, tự nhiên sẽ giúp loại bỏ chất thải (phân động vật).

+ Hệ thống sản xuất hữu cơ: Hệ thống canh tác này liên quan đến việc sử dụng đầu vào tự

nhiên và kiểm soát dịch hại cũng như sử dụng phân chuồng và luân canh. Hệ thống sản xuất hữu cơ có những yêu cầu nghiêm ngặt về những sản phẩm và kỹ thuật sản xuất, sản phẩm hữu cơ cần phải có chứng nhận.

+ Canh tác bảo tồn: Hình thức canh tác này dựa trên cơ sở về sự bảo tồn nguồn tài nguyên. Trong canh tác bảo tồn các dòng vật chất đều được tái sử dụng (recycle) trong trang trại.

+ Nông nghiệp thủy canh: Nông nghiệp thủy canh tuy không phải là hệ thống canh tác tự

nhiên, nhưng thân thiện với mơi trường, cho phép kiểm sốt tốt hơn sự sinh trưởng của cây trồng, kiểm soát sản xuất và chất thải, đưa sản xuất lại gần hơn với thị trường. Nhiều sản phẩm có thể được trồng trên một khu vực nhỏ; mặc dù tốn chi phí cao việc xây dựng.

+ Phân bố sản xuất phù hợp với tiềm năng đất đai: Điều này đặc biệt quan trọng với những

nơi điều kiện khí hậu và đất trồng chỉ thích hợp với một số loại cây trồng, vật ni nhất định và với một quy mô sản xuất, tốc độ tăng trưởng phù hợp.

+ Cải thiện di truyền: Điều này liên quan đến việc chọn giống cây trồng vật ni có các đặc

trưng di truyền mong muốn. Cần chú ý chọn các giống có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt hơn, các giống cây trồng có thể trồng ở những vùng đất bị thối hóa mà khơng làm cho vấn đề trầm trọng thêm.

+ Nơng nghiệp đa canh: Nhiều trang trại hiện đại áp dụng hệ thống đơn canh. Đơn canh

trên quy mơ lớn có nguy cơ cao hơn về sâu bệnh, dịch hại. Một tài nguyên nếu sử dụng riêng cho một loại cây trồng sẽ dẫn đến sự suy kiệt hồn tồn loại tài ngun đó. Nếu thị trường trở nên trì trệ thu nhập có thể khơng có. Nơng nghiệp đa canh có thể giúp giải quyết các vấn đề này.

+ Quản lí tổng hợp: Việc quản lí tổng hợp sẽ cho phép giải quyết vấn đề kịp thời, trước khi

nó phát triển sang trạng thái suy thối. Thuốc trừ sâu hóa học và phân bón nhân tạo có thể vẫn sử dụng, nhưng sẽ được quản lí tốt hơn, sự suy thối đất sẽ được xử lí được nhanh chóng, chất lượng nguồn nước sẽ được duy trì, mầm bệnh cũng sẽ được điều khiển trước khi chúng phát tán rộng. Sự đa dạng các loại sản phẩm sẽ được điều chỉnh để mang lại những thay đổi trên thương trường.

Việc lựa chọn hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất và mang lại lợi ích cao nhất cho các đối tượng tham gia là điều kiện cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w