Dân cư, lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 58 - 61)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Nhân tố kinh tế xã hội

2.3.2. Dân cư, lao động

2.3.2.1. Dân cư

Dân số của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 là 1.263.572 người, chiếm 1,35% dân số cả nước. Dân số nam là 624337 người chiếm 49,4%, dân số nữ 639235 người chiếm 50,6% dân số toàn tỉnh [7].

Bảng 2. 2. Một số chỉ tiêu về dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010- 2017

Chỉ tiêu 2010 2013 2015 2017 Dân số (nghìn người) 1.220,9 1.236,2 1.247,6 1.263,5 - Nơng thơn 1.042,1 1.055,0 1.063,0 1.073,0 - Thành thị 178,8 181,2 184,6 190,5 Tỉ lệ đơ thị hóa (%) 14,6 14,7 14,8 15,1 Nguồn [7]

Ngành nông nghiệp không chỉ đáp ứng về mặt số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng và dinh dưỡng ngày càng tăng về lương thực thực phẩm cho hơn 1,2 triệu người. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, mức thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh từ 2.003.000

đồng/tháng (2010) lên 4.237.000 đồng/tháng (2017), tăng 2,1 lần [7]. Cơ cấu trong bữa ăn có sự thay đổi lớn (tăng thịt, sữa, trứng, rau củ quả, giảm tinh bột trong khẩu phần ăn), các nơng sản an tồn và giàu dinh dưỡng được ưa chuộng trên thị trường, bên cạnh đó những sản phẩm có nguồn gốc bản địa ln được thị trường chào đón. Nhu cầu của thị trường là tiền đề kích thích, là động lực cho phát triển nơng nghiệp Quảng Ngãi theo hướng NNST.

Quảng Ngãi cịn có cơ cấu dân số trẻ với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% dân số, lực lượng này sử dụng và tiêu hao nhiều năng lượng nên nhu cầu về năng lượng trong bữa ăn cũng được chú trọng. Chính đều này, ngồi đáp ứng về chất lượng, ngành nơng nghiệp Quảng Ngãi cũng cần phải đảm bảo về số lượng nơng sản, thực phẩm an tồn để mang lại sức khỏe và sức trẻ cho thế hệ vàng của Quảng Ngãi. Đây là thị trường tiêu thụ mạnh mẽ mà ngành nông nghiệp theo hướng NNST cần hướng tới và khai thác.

Mật độ dân số ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất và hình thành hệ thống cửa hàng tiêu thụ sản phẩm cho ngành nông nghiệp theo hướng NNST. Khu vực dân cư tập trung đông ở các đô thị, các khu dân cư, các khu tập thể là những khu vực có thể xây dựng các cửa hàng và hệ thống phân phối các sản phẩm rau an toàn, cửa hàng Organic, cửa hàng EcoFarm, sản phẩm bản địa... Sự tập trung dân cư giúp sản phẩm sạch, an toàn tham gia vào thị trường hàng hóa, tham gia vào chuỗi sản phẩm và phát triển thành chuỗi cửa hàng. Đây là thị trường tiềm năng lớn cho phát triển tiêu thụ sản phẩm của lĩnh vực nông nghiệp theo hướng NNST.

Thành phần dân tộc gồm dân tộc Kinh chiếm 86,7%, dân tộc thiểu số chiếm 13,3% (2017). Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Co, dân tộc Ca Dong, dân tộc Hrê. Quảng Ngãi có nhiều thành phần dân tộc sẽ có những đặc trưng khác nhau về văn hóa và phương thức canh tác nơng nghiệp, điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong tri thức sản xuất bản địa. Đây là yếu tố duy trì sự đa dạng nơng nghiệp bản địa. Tri thức canh tác đặc trưng cho cây quế bản địa của người dân tộc Co, cây chè của người Hrê, kinh nghiệm thâm canh lúa nước lâu đời của người Kinh.

Năm 2017, Quảng Ngãi có mật độ dân số trung bình là 245 người/km2 nhỏ hơn mật độ dân số trung bình cả nước 283 người/km2 [7]. Đặc điểm phân bố dân cư Quảng Ngãi có sự phân hóa sâu sắc về mặt lãnh thổ. Khu vực có mật độ dân số cao nhất ở huyện Lý Sơn với 1890 người/km2, khu vực đồng bằng có mật độ dân số 540 người/km2, còn ở vùng núi mật độ dân số chỉ với 67,8 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, dân cư khu vực thành thị chỉ chiếm 15,1%, trong khi ở nông thôn chiếm đến 84,9% [7]. Đặc điểm này, ảnh hưởng lớn đến bố trí sản xuất NN theo hướng NNST cũng như xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường tiêu thụ.

Trình độ văn hóa của dân cư cũng tác động rất lớn đến việc lựa chọn sản phẩm trên thị trường và cơ cấu bữa ăn cho gia đình. Ngày nay, nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn của bữa ăn hàng ngày được người dân quan tâm nhiều hơn. Do đó sẽ tạo động lực cho việc sản xuất nông sản chất lượng, là điều kiện để phát triển nơng nghiệp sạch, nơng nghiệp an tồn, nơng nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Lực lượng lao động tỉnh Quảng Ngãi không ngừng tăng trong giai đoạn 2010 – 2017. Năm 2017, quy mơ lao động đạt 771,5 nghìn người, chiếm 61,1% dân số tồn tỉnh, và trung bình mỗi năm có khoảng 5,3 nghìn người bước vào tuổi lao động [7].

Bảng 2.3. Số lượng lao động và cơ cấu lao động từ trong các ngành kinh tế ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017

Chỉ tiêu 2010 2015 2017

Tổng dân số (nghìn người) 1.225,2 1.247,6 1.263,5 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người) 728,9 760,9 771,5

+ Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (nghìn người)

718,4 742,2 756,8

Trong đó:

- Nơng, lâm nghiệp và thủy sản 442,9 419,2 372,6 - Công nghiệp và xây dựng 111,1 112,6 149,7

- Dịch vụ 164,4 210,4 234,5

Cơ cấu lao động (%) 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 61,6 56,5 49,2 - Công nghiệp và xây dựng 15,5 15,2 19,8

- Dịch vụ 22,9 28,3 31,0

Nguồn[6]

Số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc luôn chiếm trên 97,5% tổng số lao động 15 tuổi trở lên trong giai đoạn 2010 – 2017 [7]. Thể hiện ở Quảng Ngãi nguồn lao động làm việc dồi dào và năng động, điều kiện thuận lợi cho phát triển NN nói chung và NNST trong điều kiện mới.

Trong đó, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở ngành nông – lâm – thủy sản chiếm ưu thế với 372,6 nghìn người, chiếm 49,2% tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh. Lao động có sự chuyển dịch từ NLTS sang các ngành nghề phi nông nghiệp được thể hiện khá rõ với sự gia tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ (Bảng 2.3). Trong khu vực NLTS, lao động ngành nông nghiệp chiếm đại đa số, chiếm 77,5% năm 2016 [6].

Chất lượng nguồn lao động là yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp tiêu cực sang nông nghiệp theo hướng NNST. Số lượng lao động giúp đảm bảo tiến độ dự án và thực hiện kịp thời các mơ hình canh tác NN theo hướng NNST. Đảm bảo số lượng lao động trong công tác sản xuất giúp quy trình sản xuất diễn ra bình thường.

Bảng 2. 4. Cơ cấu số người trong độ tuổi lao động trong ngành nơng nghiệp ở nơng thơn phân theo trình độ 2011 và 2016 (%)

Chưa qua đào tạo Sơ cấp Cao đẳng, trung cấp Đại học trở lên 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 Cả nước 88,84 65,58 2,81 23,11 6,18 7,11 2,17 4,02 DHMT 88,29 67,04 2,17 20,49 6,48 8,08 2,45 4,37 Quảng Ngãi 88,51 71,02 2,22 15,51 7,40 10,62 1,87 3,85 Bình Định 89,53 67,39 3,56 22,31 4,49 6,50 2,42 3,8 Nguồn[6]

Cũng như cả nước, các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng lao động trong ngành nơng nghiệp qua đào tạo có xu hướng tăng nhưng vẫn cịn chiếm tỉ lệ nhỏ (Bảng 2.4). Điều này, gây khó khăn khơng chỉ cho phát triển nơng nghiệp và cả NN theo hướng NNST. Chất lượng lao động trong phát triển NN theo hướng NNST là yếu tố thúc đẩy và

làm hiện đại yếu tố truyền thống theo cách bền vững về mặt kinh tế, nên yếu tố này là khía cạnh quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa nông nghiệp truyền thống và NN phát triển theo hướng NNST.

Lao động tỉnh Quảng Ngãi cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước và kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật ni. Trình độ lao động NLTS đã được nâng lên, tỷ lệ lao động chưa đào tạo giảm 97,92% (2011) xuống cịn 95% (2016) [59]. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn của cán bộ quản lí, chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, chủ hộ cũng được cải thiện đáng kể.

Trình độ của lao động nơng nghiệp được cải thiện làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tăng khả năng nắm bắt thị trường, tăng hiệu quả thực hiện các chính sách và áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ. Những điều đó, mang lại cho ngành nông nghiệp Quảng Ngãi những lợi thế trong việc chuyển đổi sang sản xuất an tồn, áp dụng cơng nghệ sản xuất hiệu quả (cả kinh tế và môi trường) và phù hợp nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Nhìn chung, nguồn lao động Quảng Ngãi đảm bảo sử dụng cho phát triển NNST. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật canh tác mới kết hợp với sản xuất nơng nghiệp bản địa; có tiềm năng lớn trong tiếp cận thơng tin và thị trường nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động trong sản xuất nơng nghiệp có bằng cấp chuyển dịch cịn chậm, điều đó dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lao động nơng nghiệp chất lượng cao, gây khó khăn trong triển khai các mơ hình NNST cũng như việc áp dụng công nghệ xanh trong sản xuất.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngồi độ tuổi lao động ở nơng thơn cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng NNST. Lực lượng lao động thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp đặc biệt sản xuất bản địa (trong xử lí giống, khâu làm đất và lựa chọn vụ mùa), là điều kiện thuận lợi duy trì và phát triển nơng nghiệp bản địa.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w