6. Cấu trúc của đề tài
4.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp Quảng Ngã
theo hướng sinh thái
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
4.1.1.1. Tác động của thị trường và các quy định về tiêu chuẩn nông sản của thị trường quốc tế
Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó khơng bị vượt q mức qui định. Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác.
Những điều đó yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng, an toàn của các sản phẩm mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất. Thứ nhất, đảm bảo mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật (sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là nguy hiểm và có thể dẫn đến việc nước nhập khẩu từ chối một lô hàng). Thứ hai, truy xuất nguồn gốc sản phẩm (ghi chép khi thu hoạch và ghi mã trên bao bì là các phần trong hệ thống truy xuất nguồn gốc). Để đối phó với những vấn đề gần đây về an tồn thực phẩm và khủng bố tồn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cường kiểm sốt ở tất cả các cơng đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và mơi trường lên thực phẩm. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cường hiệu quả trong việc thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự mong đợi của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi mua sản phẩm. Thứ ba, các quy định về kiểm dịch
động thực vật.
Các yêu cầu trên được thị trường thông qua bằng các chứng nhận. Chứng nhận về môi trường (NNHC, chứng nhận ISO 14001); chứng nhận về xã hội (công bằng thương mại, chứng nhận SA8000); chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng nhận thực hành tốt - GAP, đại diện của nó là tiêu chuẩn thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu (GlobalGAP – được đổi từ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp Châu Âu -EurepGAP vào tháng 9 năm 2007). Ở mỗi nước cũng có tiêu chuẩn thực hành nơng nghiệp tốt như của Nhật Bản là JGAP, Thái Lan là ThaiGAP, Trung Quốc là ChinaGAP, Ấn Độ là IndiaGAP, Việt Nam là VietGAP... Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng (chú trọng vào các đặc tính riêng biệt của thực phẩm) gồm các chỉ dẫn địa lý (GI), là một
dấu ấn về chất lượng giúp cho việc khuếch trương bí quyết, truyền thống, đa dạng của chất lượng đối với những sản phẩm thô và chế biến. Chỉ dẫn địa lý phân biệt các sản phẩm có đặc tính chất lượng riêng biệt nổi bật mà thực chất là thuộc tính nguồn gốc xuất xứ của nó, vì sản phẩm được sản xuất từ một vùng địa lý xác định.
Hệ thống siêu thị Châu Âu đang địi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như BRC, IFS, GlobalGAP. Nếu đạt được một trong các chứng nhận này thì ngành nơng nghiệp có đủ điều kiện gia nhập vào thị trường thương mại thế giới và còn là cơ hội chứng minh sự cam kết về thực phẩm an toàn, chất lượng hợp pháp trong một môi trường làm việc cải tiến liên tục.
4.1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển nơng nghiệp
Tác động của thay đổi khí hậu đối với nơng nghiệp có thể mang tính tàn phá ở nhiều khu vực, những tác động này càng trở nên trầm trọng hơn khi nhiệt độ tăng lên và khí hậu cực đoan hơn. Sự nóng lên tồn cầu là một điều bất thường nhất trong nông nghiệp. Nếu lượng phát thải tiếp tục với tốc độ hiện tại, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng khoảng 20C - 30C trong vịng 39 năm tới [32], những khó khăn tiềm ẩn về lượng mưa, thời tiết khắc nghiệt sẽ diễn ra. Khan hiếm nước sẽ tăng lên ở những nơi vốn đã khơ. Thay đổi khí hậu gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nông nghiệp và ảnh hưởng không đồng đều đến người nghèo.
4.1.1.3. Tác động của sự phát triển nông nghiệp hủy hoại tài nguyên
Các nền văn minh cổ đại bị tàn lụi đều là cùng một lí do tài nguyên dùng cho đến mức cạn kiệt và chúng ta đang lặp lại sai lầm đó. Một trong những hoạt động tổn thương mơi trường nhiều nhất là nông nghiệp.
Hệ thống thâm canh, việc sử dụng q mức và khơng phù hợp các hóa chất nơng nghiệp gây ra ơ nhiễm nước, độc hại đối với con người và làm đảo lộn hệ sinh thái. Việc dùng nước tưới lãng phí đã góp phần làm gia tăng sự khan hiếm nước, tăng việc khai thác khơng bền vững nước ngầm và suy thối đất nông nghiệp. Hệ thống chăn nuôi tập trung cũng gây ra những vấn đề về sức khỏe và môi trường. Sự tập trung vật nuôi ở trong hoặc gần các khu dân cư, khu đô thị sinh ra chất thải và sẽ làm lây lan các bệnh động vật như bệnh lao, cúm gia cầm và kèm theo các nguy cơ đối với sức khỏe con người.
Ở những vùng không chịu tác động của cuộc cách mạng xanh và nông nghiệp công nghiệp cường độ cao, rất ít thâm canh. Thay vào đó, nơng nghiệp được phát triển thông qua quảng canh - đưa nhiều đất vào canh tác. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề mơi trường khác nhau. Sự suy thối tài nguyên thiên nhiên gây ra tác động trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp vì nó phá hủy cơ sở sản xuất nơng nghiệp tương lai do xói mịn đất và cạn kiệt chất dinh dưỡng. Canh tác đầu vào cao phát sinh nhiều vấn đề do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bừa bãi gián tiếp gây hủy hoại HST, ảnh hưởng độc hại của thuốc trừ sâu đối với con người, động vật, các loài thực vật tự nhiên và côn trùng. Canh tác đầu vào cao cũng làm giảm sự đa dạng sinh học của cảnh quan địa phương và nguồn gen bản địa.
Chính những vấn đề trên đã đẩy ngành nơng nghiệp vào tình trạng khơng lối thốt. Yêu cầu chúng ta cần phải có những kiến thức và kỹ thuật để làm nông nghiệp theo một cách khác.
4.1.1.4. Tác động của thị trường đến phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái
Do những quy định ngày càng khắt khe về chất lượng nông sản trên thị trường thương mại nên ngành nông nghiệp Việt Nam kể cả nông nghiệp Quảng Ngãi cũng ngày càng quan tâm đến yếu tố chất lượng và vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm, hướng tới một ngành nơng nghiệp sạch. Ngành nơng nghiệp từ chỗ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, đã hướng đến yếu tố phát triển lâu dài và bền vững.
Dự báo dân số tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 1.490 nghìn người năm 2025 và tăng lên 1.580 nghìn người vào năm 2030. Trong đó, lao động có khoảng 885 nghìn người vào năm 2025, tăng lên 940 nghìn người vào năm 2030. Dân số khu vực thành thị khoảng 610 nghìn người, tỷ lệ đơ thị hóa 38,6% vào năm 2030 và tập trung ở 21 đô thị (01 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 03 đô thị loại IV và 16 đô thị loại V) [69]. Quảng Ngãi phát triển mở rộng Khu kinh tế Dung Quất (Khu công nghiệp Dung Quất và Khu công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP), các khu công nghiệp Tịnh Phong, khu công nghiệp Quảng Phú, khu công nghiệp Phổ Phong, khu công nghiệp Đồng Dinh và 15 cụm công nghiệp đang hoạt động và 20 cụm công nghiệp được quy hoạch. Đây là thị trường yêu cầu lượng lớn về nông sản chất lượng cao.
Nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm nói chung và thịt, trứng, sữa nói riêng có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của người dân. Xu thế chung là nhu cầu thịt - trứng sẽ ngày càng tăng tỷ lệ thuận với mức thu nhập; đồng thời do q trình đơ thị hố, cơ cấu bữa ăn có sự chuyển đổi từ lương thực là chủ yếu sang sử dụng nhiều thức ăn có giá trị cao hơn, giàu protein. Quan trọng hơn là mối quan hệ giữa nông sản và sức khoẻ được người tiêu dùng ngày càng được chú trọng.
4.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Với nhiệm vụ chiến lược xanh hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp xanh bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ơ nhiễm. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, duy trì lối sống hịa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.
Tại Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững đã định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam như sau: Đối với trồng trọt, phát triển
sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đối với chăn nuôi, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn ni xa thành phố, khu dân cư.
Trong Nghị định về Nông nghiệp hữu cơ đã đưa ra những quy định cụ thể về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi đã xác định những nội dung quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng NNST. Điều này được thể hiện rõ trong Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi và Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã được phê duyệt. Định hướng chủ đạo của ngành nông nghiệp
là phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững về sinh thái, cung cấp các sản phẩm nơng nghiệp sạch có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. Chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả để đạt được các mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.