Hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cơ sở lí luận phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái

1.2.2. Hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái

1.2.2.1. Lợi ích của sản xuất nơng nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái

- Thực hành sản xuất trên cơ sở sử dụng các kỹ thuật như luân canh, xen canh, canh tác đất hợp lí nên tăng chất lượng của đất, tạo độ mùn, tăng độ ẩm cho đất, chống xói mịn, tối đa tính hữu ích của đất.

- Thực hành sản xuất chú ý giảm sử dụng năng lượng đầu vào hóa thạch. Hiện nay chúng ta đã sử dụng 10 calo năng lượng hóa thạch mới tạo ra 1calo năng lượng thực phẩm. Trong canh tác bằng phương pháp hữu cơ sẽ giảm 25% năng lượng so với phương pháp hóa học. Giảm sử dụng năng lượng hóa thạch thay thế bằng các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng từ nước, gió, mặt trời và năng lượng từ biogas [93].

- Quy trình sản xuất mang lại một hệ cây trồng khỏe mạnh, kháng được nhiều bệnh, tận dụng được nguồn bón phân tại chỗ (rơm và các phụ phẩm trồng trọt được ủ làm phân bón), cung cấp nguồn thức ăn sạch, không chứa chất tăng trưởng hay các chất bảo quản khác cho chăn ni.

- Nhờ sử dụng hợp lí và có kiểm sốt hóa chất và thuốc trừ sâu nên mang lại an toàn thực phẩm cho con người và đảm bảo thành phần dinh dưỡng. Do đó canh tác nơng nghiệp theo hướng NNST bảo vệ các nguồn tài nguyên như tránh sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường bảo tồn các giống bản địa.

- Sản xuất nông nghiệp gắn với nơng nghiệp sinh thái khơng chỉ có nguồn giống đa dạng mà cịn mang lại nguồn giống an tồn cho địa phương.

- Xu hướng sử dụng thực phẩm sạch trên thế giới ngày càng tăng, điều này đã mang lại nhiều cơ hội trước hết cho phát triển NNST mà suy cho cùng đó là những lợi ích lớn lao cho con người như cải thiện nguồn thu nhập, tăng sản phẩm xuất khẩu, thu hút nguồn lao động, giảm sự di cư từ nông thôn ra thành thị.

- Sản xuất nông nghiệp gắn với nơng nghiệp sinh thái cịn góp phần tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên.

1.2.2.2. Một số nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái

Các nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp gắn với nơng nghiệp sinh thái đó là [110]:.

- Hệ thống sản xuất phát triển nương theo các mơ hình của hệ sinh thái tự nhiên để hướng đến sự cân bằng tuyệt đối trong HSTNN .

- Thực hành sản xuất trên cơ sở duy trì đa dạng sinh học trong hệ thống canh tác và môi trường xung quanh.

- Sử dụng bảo tồn và phát triển hạt giống, cây trồng để thích nghi với điều kiện địa phương. - Không gian sản xuất tạo mơi trường sống hoang dã để khuyến khích phương pháp sinh học trong kiểm soát dịch hại và thụ phấn của cây trồng.

- Tổ chức và quản lý sản xuất cần duy trì và tăng cường độ phì cho đất lâu dài bằng cách giữ cho đất được bảo vệ càng nhiều càng tốt trong khi cung cấp nguyên liệu đầu vào hữu cơ để khuyến khích tích lũy chất hữu cơ và hoạt động sinh học của đất.

- Quy trình sản xuất tái chế nguyên liệu và tài nguyên ở mức độ lớn nhất có thể trong trang trại và cộng đồng xung quanh như một chiến lược để tạo ra các chu trình dinh dưỡng và chu trình carbon bền vững tại địa phương.

- Hiệu quả của việc tăng năng suất bằng cách tăng cường các thành phần khác nhau của các hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái (bảo tồn nước, cố định đạm, chu trình khống, chất hữu cơ trong đất).

- Kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo cung cấp sự chăm sóc đầy đủ các đòi hỏi về sức khỏe và dịch bệnh của vật ni.

- Trong q trình phát triển và áp dụng các công nghệ mới cần sự cân nhắc tác động đến xã hội và sinh thái ở phạm vi dài hạn.

1.2.2.3. Những yêu cầu phát triển nông nghiệp gắn với nơng nghiệp sinh thái

- Tính đa dạng sinh học: Trong nền nơng nghiệp truyền thống mơ hình canh tác độc canh đã làm hệ sinh thái mất cân bằng và các quy luật sinh thái bị thay đổi, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của yếu tố mơi trường. Vì vậy, tính đa dạng sinh học trong nền NNST phải đảm bảo các quy luật sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái phải được cân bằng. Thực hiện đa dạng sinh học trong canh tác NNST cũng là thực hiện đa dạng hóa những nguồn thu nhập, giảm nguy cơ mất mùa toàn bộ. Chúng ta cần phải trồng nhiều giống cây trồng, vật nuôi khác nhau; thực hiện luân canh, xen canh; lai tạo giống mới để có năng suất cao hơn; canh tác theo phương thức nông – lâm kết hợp; bảo tồn và giữ gìn các giống vật ni khác lồi.

có nhiều chất dinh dưỡng, có độ màu mỡ cao và đặc biệt trong đất có chứa nhiều sinh vật sống và khả năng phục hồi cao. Hoạt động của những sinh vật này ở trong đất sẽ là yếu tố có tính chất quyết định cho sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, cần phải tạo những điều kiện thuận lợi để các sinh vật trong đất phát triển. Muốn nuôi dưỡng đất cần thường xuyên bón phân hữu cơ, che phủ mặt đất để chống xói mịn, rửa trơi, tìm biện pháp để khử các yếu tố gây hại cho đất.

- Đảm bảo tái sinh vật chất: Trong đất nông nghiệp hầu như tất cả sản lượng sinh khối bị

lấy đi khỏi đất do thu hoạch mà khơng có gì trả lại cho đất hoặc rất ít, hay bón phân hóa học q mức sẽ làm cạn kiệt dần độ phì nhiêu của đất. Từ đó chu trình tái sinh đất trong sản xuất nơng nghiệp này bị rối loạn và đã nảy sinh nhiều vấn đề. Thực hiện tái sinh vật chất là tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần và tác nhân của hệ sinh thái nơng nghiệp. Ví dụ: rơm sẽ được cày vùi lại trong đất để làm phân hữu cơ thay vì bị đốt, các loại cây khác (ngơ, đậu,…) sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để che phủ mặt đất chống xói mịn đất và làm phân hữu cơ khi bị mục.

- Cấu trúc nhiều tầng: Cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp chủ yếu là trải dài theo bề

ngang, nên có nhiều hạn chế. Do đó cần thực hiện gieo trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng xen, trồng gối… để có thể khai thác khoảng khơng hiệu quả hơn.

- u cầu trong quản lí và tổ chức sản xuất phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái

+ Hoạt động sản xuất phải có quy hoạch và giải pháp sử dụng đất đảm bảo nuôi dưỡng đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và khơng làm thối hóa mơi trường, giữ gìn cảnh quan tự nhiên.

+ Cần có kế thừa, lồng ghép các hệ thống canh tác truyền thống, kiến thức bản địa với các giải pháp phù hợp từ bên ngoài.

+ Sản xuất NN gắn với NNST là ngành sản xuất có tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhưng không làm mất đi sức sản xuất của tài nguyên (đất), đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến tương lai.

+ Hoạt động của HST trong sản xuất có năng lượng đầu vào thấp hơn năng lượng đầu ra qua hệ thống canh tác. Dựa trên cơ sở huy động tối đa nguồn tài nguyên tại chỗ, đồng thời giảm chi phí đầu vào phụ thuộc từ bên ngồi.

+ Về cơ cấu cây trồng vật ni phù hợp, đa dạng ln có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau, tạo đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập. Sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường (đất, nước…), động vật và con người.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w