6. Cấu trúc của đề tài
1.2. Cơ sở lí luận phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
nơng nghiệp sinh thái
1.2.3.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí quy định sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của vùng địa lí cảnh quan. Mỗi vùng địa lí khác nhau có những đặc trưng khác nhau về khí hậu, đất, địa hình, sinh vật và các điều kiện kinh tế văn hóa xã hội. Do vậy, điều đó sẽ quy định việc hình thành và phát triển các mơ
hình phát triển NNST khác nhau.
1.2.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Điều kiện địa hình là lợi thế cho phân hóa đa dạng khơng gian sản xuất NN theo
hướng NNST. Ở khu vực núi thường thuận lợi phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp, gắn với phát triển nông nghiệp bản địa miền núi. Khu vực trung du thuận lợi bố trí các vùng trồng cây ăn quả kết hợp trồng xen canh các loại cây họ đậu và chăn nuôi. Vùng đồng bằng và khu vực ven biển thường thuận lợi cho phát triển hệ thống nông nghiệp cây lương thực và cây hàng năm, phát triến các mơ hình nơng nghiệp hiện đại như RAT, NNHC hiện đại, NN thủy canh. Ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhân tố địa hình gặp phải những khó khăn cố hữu khơng thể tránh được mà cần tìm giải pháp khắc phục trong canh tác NNST đó là hiện tượng trượt lở, xói mịn; rét đậm, rét hại ở khu vực miền núi; lũ lụt, bão ở khu vực đồng bằng ven biến.
- Đất: Đất là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Có ba tiêu chí
quy định đất sử dụng cho nơng nghiệp là độ dốc, tầng dày và tỉ lệ chất dinh dưỡng của đất [56]. Số lương và cơ cấu các nhóm đất khác nhau là điều kiện lựa chọn cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp đảm bảo cho sự phát triển ổn định.
Đất là một vật thể sống, sức khỏe của đất được duy trì nhờ vào chất hữu cơ có trong đất. Phẩm chất thật sự của đất tốt khi có sự cân bằng tốt và chất lượng cao ở tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh học. Đất có tính chất vật lý tốt đảm bảo khả năng giữ nước và hút nước tốt; Đất có tính chất hóa học tốt thường có khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng cao và có độ PH tối ưu. Tính chất sinh học đất là chức năng được hỗ trợ bởi hoạt động của vi sinh vật, nấm, giun. Có rất nhiều vi sinh vật trong đất (trên 100.000.000 trong 1 gam đất màu mỡ) [31]. Việc duy trì đất khỏe mạnh là yếu tố quan trọng xuyên suốt trong quá trình canh tác theo hướng NNST.
- Nước: Nước là chất cần thiết đối với sự sống và cây trồng. Do đó chúng ta cần hiểu về
vịng tuần hồn nước và mối quan hệ với những yếu tố trong canh tác giúp sử dụng nước hiệu quả. Nguồn nước trong nông nghiệp gồm nước mặt và nước ngầm.
Ở khu vực nhiệt đới tần suất lũ lụt, hạn hán diễn ra thường xuyên, thời kỳ lượng nước lại rất dư, thời kỳ lại thiếu trầm trọng. Do đó để đảm bảo điều tiết sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp thường thông qua hệ thống thủy lợi (hệ thống hồ, đập và hệ thống kênh tưới, tiêu). Nguồn nước ngầm cũng góp phần quan trọng cho sản xuất NN, trong điều kiện biến đổi khí hậu số lượng nước mặt không đảm bảo nguồn nước ngầm là giải pháp duy trì hệ thống canh tác.
Chất lượng nguồn nước được quan tâm hang đầu trong quá trình sản xuất Trong sản xuất NN theo hướng NNST. Kiểm tra chất lượng nguồn nước là bước quan trọng hàng đầu đầu tiên trước khi triển khai phương án sản xuất.
Ngày nay, xu thế phát triển mạnh mẽ của cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã dẫn đến sự cạnh tranh nguồn nước với sản xuất nơng nghiệp. Đồng thời với biến đổi khí hậu nên nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, cần lựa chọn nguồn nước (đảm bảo số lượng và chất lượng) và phương thức sử dụng nước tiết kiệm.
đới và nhiệt đới đều có sự khác biệt đáng kể về các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa (phân bố và số lượng), ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết. Hệ thống nơng nghiệp khơng thích hợp với yếu tố của khí hậu sẽ khơng bền vững về sản xuất và thường xáo trộn toàn bộ cân bằng sinh thái của khu vực.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Sự dồi dào về chế độ nhiệt cho phép xen canh, gối vụ trong canh tác là điều kiện thuận lợi cho phát triển NNST.
Mặt trở ngại lớn nhất đối với khí hậu đối với phát triển NNST vùng nhiệt đới ở chỗ: thiên tai thường xuyên đe dọa (lũ lụt, hạn hán). Đồng thời, đặc điểm này cũng rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu cùng với sự tăng lên của nhiệt độ Trái Đất, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đe dọa thường xuyên đến sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Phát triển NN theo hướng NNST góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đa dạng sinh học: Sự đa dạng và phong phú về thành phần lồi sinh vật có vai trị quyết
định đến hoạt động của HSTNN. Sự phát triển cân bằng trong hệ thống nông nghiệp được quyết định bởi thành phần lồi trong hệ thống.
Vai trị của sinh vật trong phát triển NN theo hướng NNST tạo sự phát triển cân bằng của hệ thống sản xuất nông nghiệp biểu hiện như sau: Lớp phủ thực vật giúp làm giảm bớt sự xói mịn mạnh của nước trên mặt đất bằng cách ngăn giữ nó lại và nước sẽ thấm từ từ vào đất, từ đó cây sẽ sử dụng nước cho một thời kỳ dài. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển các tập đồn giống cây trồng, vật nuôi. Sinh vật địa phương là gen bản địa quý giá phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng NNST. Đặc biệt vi sinh vật có vai trị rất quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ và tạo mùn cho đất, giúp tăng độ phì của đất, việc duy trì hoạt động của hệ vi sinh vật, nấm, vi khuẩn trong đất nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển NNST. Quy luật hoạt động của sinh vật trong HSTNN cần nương theo quy luật hoạt động của HST tự nhiên, có như vậy mới hướng tới được mục tiêu của phát triển NNST.
Sinh vật cũng là sản phẩm của q trình sản xuất nơng nghiệp. Những sản phẩm nông sản của NN theo hướng NNST không chỉ đảm bảo nhu cầu thực phẩm mà cịn là dược phẩm, có thể gọi sản phẩm này là dược phẩm đồng nguyên (dược phẩm và thức ăn có cùng một nguồn gốc). Mặt khác phát triển NNST giúp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học, giảm tốc độ khai thác tài nguyên.
1.2.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội - Chính sách
Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng các chính sách của Nhà nước đã can thiệp mạnh mẽ và tích cực vào q trình phát triển NN nói chung và NNST nói riêng theo những chiến lược riêng, tùy theo đặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Các chính sách và thể chế trong phát triển NN theo hướng NNST không chỉ đạt tới các mục tiêu của tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo mà còn tạo ra sản phẩm sạch, an tồn cho người tiêu dùng, những sản phẩm có giá trị gia
tăng cao và có tính cạnh tranh; chú trọng phát triển nơng nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương, phù hợp với các vùng sinh thái, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường.
- Dân cư, lao động
Quy mô và chất lượng dân số là động lực của phát triển NN nói chung và NN theo hướng NNST nói riêng, vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm NN theo hướng NNST của dân cư phụ thuộc lớn vào thu nhập và trình độ của họ thông qua việc lựa chọn số lượng, chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm ở từng bữa ăn. Với tư cách là lực lượng sản xuất, lao động là nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm và hoạt động trong chuỗi sản phẩm nơng nghiệp. Các lao động trẻ có trình độ khả năng tiếp thu và áp dụng, điều hành và quản lí cơng nghệ mới trong thực hành sản xuất NNST. Lao động lớn tuổi hơn thường là những người có kinh nghiệm, phần lớn là những người am hiểu về điều kiện sản xuất và canh tác NN tại địa phương, đây là nhân tố thuận lợi cho bảo tồn giá trị sản xuất bản địa, tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm của NNST. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp truyền thống ở địa phương cùng các phương pháp thực hành sản xuất NN hiện đại là điều kiện quan trọng trong phát triển NNST.
- Thị trường
Ngày nay thị trường nông sản cạnh tranh khốc liệt, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về tiêu chuẩn chất lượng nông sản. Do vậy, việc nắm rõ các quy định đối với sản phẩm và thơng tin thị trường chính xác để điều tiết tổ chức sản xuất phù hợp và là cơ sở quan trọng cho việc ra các quyết định trong sản xuất NNST
Thị trường nông sản phẩm của NNST trong nước và ngoài nước hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả và quy mô lớn. Những sản phẩm có chứng nhận an tồn, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và những sản phẩm mang tính bản địa đang được ưa chuộng và được tìm kiếm trên thị trường.
- Khoa học - cơng nghệ
Khoa học công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong phát triển NN nói chung và NNST nói riêng. Khoa học công nghệ bao gồm công nghệ sinh học, internet vạn vật (IoT), cơ giới hóa, hóa học hóa đảm nhiệm vai trị thực hiện hỗ trợ q trình sản xuất. Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định trong việc tạo ra nguồn nơng sản hàng hóa, đảm bảo đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Công nghệ sinh học là một công cụ hữu hiệu và đầy sức mạnh. Công nghệ sinh học đảm nhiệm các chức năng lai tạo giống cây trồng, vật ni, có thể lựa chọn một loại gien cho một đặc điểm mong muốn, đưa nó vào trong các tế bào cây trồng vật nuôi mang đặc điểm mong muốn (đặc điểm thị trường ưa chuộng); tạo ra những bản sao - công nghệ cao của việc lai cây trồng, vật nuôi truyền thống giúp tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới; phục tráng những loại giống cây trồng, vật nuôi bản địa. Một điểm khác của cơng nghệ sinh học thể hiện ở chỗ nó cho phép
các nhà khoa học có thể tích hợp gien của các lồi khác, điều này khơng thể thực hiện được trong lai tạo thông thường [39]. Như vậy, công nghệ sinh học là công cụ giúp phát triển, bảo tồn vốn gen và xây dựng ngân hàng giống. Bên cạnh đó, cơng nghệ sinh học cịn đảm nhiệm chức năng nghiên cứu ra các chủng vi sinh phục vụ trong công tác sáng chế các loại chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, các chế phẩm xử lý môi trường (đất, nước), thuốc thảo mộc và đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
IoT trong nông nghiệp là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong canh tác nông nghiệp (Internet vạn vật). Ứng dụng IoT thực hiện các chức năng giám sát trồng trọt, chăn ni (quản lý tính chất lý hóa của đất, kiểm ra nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, theo dõi sức khỏe vật nuôi cây trồng), thực hành nơng nghiệp chính xác (giúp tiết kiệm giống, phân bón, nước), tối đa tự động hóa trong hệ thống sản xuất. Ứng dụng IoT quản lý các quy trình sản xuất từ khâu chuẩn bị đất, giống –sản xuất – thu hoạch – chế biến – bảo quản – phân phối – bàn ăn. IoT trong nơng nghiệp có những cảm biến chứa các chương trình điều khiển tự động để đưa ra các lệnh tự động giúp giảm sức lao động của con người, tăng độ chính xác lên cao hơn, từ đó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm.
Cơ giới hóa trong nơng nghiệp góp phần sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào giải phóng sức lao động nặng nhọc và chi phí sản xuất, hạn chế thất thốt sản phẩm sau thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm. Cơ giới hóa là yếu tố làm hiện đại một số khâu trong sản xuất truyền thống giúp sản xuất NNST ngày càng tiện lợi và nhanh chóng phát triển.
Việc áp dụng hóa học hóa cần tuân thủ thực hiện tốt nội dung về phương pháp hóa học trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là yêu cầu bắt buộc trong phát triển NNST. Quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất NN theo hướng NNST đó là sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường; An tồn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch; Theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật. Đồng thời sử dụng thuốc có chọn lọc, ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay cịn gọi là thuốc có tác động chọn lọc.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ, hệ thống cung cấp nước sạch. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện càng có điều kiện tiếp cận thị trường, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp, bao gồm: Các loại máy nông nghiệp chuyên dụng (máy làm đất, máy cắt, máy sấy...), hệ thống trung tâm, trạm, trại giống, các cơ sở thú y, các cơ sở chế biến hàng nông sản, hệ thống nhà lưới, nhà màng, hệ thống giàn tưới nhỏ giọt, hệ thống giàn thủy canh và hệ thống thủy lợi. Máy móc nơng nghiệp chun dụng giúp hỗ trợ phát triển sản xuất kịp thời, đúng mùa vụ; Cơ sở vật chất nông nghiệp giúp người sản xuất thực hành sản xuất nông nghiệp diễn ra tiện lợi hơn, mỗi một loại cơ sở vật chất khác nhau có
chức năng khác nhau: Hệ thống trung tâm cung cấp các loại giống phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; các cơ sở thú y hỗ trợ người chăn ni kịp thời trong phịng và chống dịch bệnh, xử lí dịch bệnh tránh lan rộng; Các cơ sở chế biến hàng nông sản giúp bảo quản và làm tăng giá trị sản phẩm; Các hệ thống cơ sở vật chất ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (hệ thống nhà lưới, nhà màng, hệ thống giàn tưới nhỏ giọt, hệ thống giàn thủy canh, hệ thống điều khiển và cảm biến nông nghiệp) giúp thực hành sản xuất NN theo hướng NNST quy mơ lớn; Hệ thống thủy lợi có vai trị tưới và tiêu nước.
- Vốn
Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất NNST, đối với chăn nuôi cần đầu tư vốn để mua giống tốt, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết, đảm bảo xử lí được những chất thải trong q trình chăn ni, tránh gây ơ nhiễm môi trường; đối với trồng trọt đầu tư vốn cải tạo đất tốt, nghiên cứu giống tốt, đầu tư các giàn tưới phun sương, nhỏ giọt, hệ thống các nhà lưới, hệ thống điều khiển và cảm biến...; đối với đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ, cần vốn để xây dựng hệ thống/chuỗi cửa hàng