6. Cấu trúc của đề tài
2.3. Nhân tố kinh tế xã hội
2.3.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp
2.3.5.1. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Quảng Ngãi hiện có 4 tuyến quốc lộ là Quốc lộ 1A, cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Quốc lộ 24 và Quốc lộ 24B với tổng chiều dài 415 km, 15 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 582km, 161 tuyến đường liên huyện với tổng chiều 1.228,34 km và 1.976,47 km đường liên xã. Hệ thống giao thông trong nội bộ khu dân cư và nội đồng có 4.061,81 km đường. Mạng lưới đường bộ cơ bản trải rộng khắp địa bàn tỉnh với mật độ 0,79km/km2 và 3,33 km/1.000 dân. Những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nối liền các huyện trong tỉnh và từ huyện đến các xã bằng đường nhựa và bê thông xi măng [82],[83]. Giao thông phát triển rộng khắp đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt, giúp các huyện miền núi có điều kiện tiếp cận với các thị trường phục vụ sản xuất hiệu quả hơn.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 98 km với ga chính là ga Quảng Ngãi và 14 ga phụ. Giao thông đường thủy với cảng biển nước sâu Dung Quất, cảng Sa Kỳ, cảng Lý Sơn, cảng Sa Cần. Đường hàng khơng có sân bay Chu Lai ranh giới giáp tỉnh Quảng Ngãi và cách thành phố Quảng Ngãi 40km.
Hệ thống giao thông Quảng Ngãi tương đối hồn thiện, có đầy đủ các loại hình và các phương tiện hoạt động, đã góp phần cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa, tạo nhiều cơ hội cho việc tiếp cận và quảng bá thị trường cho các mặt hàng nông sản của NN theo hướng NNST của
Quảng Ngãi. Phục vụ kịp thời cho việc nghiên cứu, học tập, chuyển giao công nghệ phát triển NNST và đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch gắn với NNST.
b. Hệ thống điện
Nguồn cung cấp điện chủ yếu là thủy điện. Quảng Ngãi có bốn trạm thủy điện là Cà Đú (Trà Bồng), Di Lăng (Sơn Hà), Tơn Dung (Ba Tơ), Hà Nang (Trà Bồng) có tổng cơng suất lắp đặt là 1880 KW và sử dụng điện lưới quốc gia 500KV. Hệ thống điện được phân bố rộng khắp và ổn định, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất. Xây dựng những giàn điện trên các ruộng thanh long – huyện Nghĩa Hành, ở các vựa hoa huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn; giàn tưới phun nước ở các vùng chuyên canh lạc, rau, hành – tỏi. Hỗ trợ các doanh nghiệp và trang trại trong dây chuyền cơ giới hóa và tự động hóa.
c. Hệ thống thơng tin, truyền thơng
Quảng Ngãi có 1 bưu cục cấp I đặt tại TP Quảng Ngãi, 13 bưu cục cấp II (bưu cục huyện), 9 bưu cục cấp III (bưu cục khu vực), 94 đại lý bưu điện, 158 điểm văn hóa xã trong đó có 30 điểm cung cấp dịch vụ Internet. Ngoài các dịch vụ cơ bản như bưu phẩm, bưu kiện nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, dịch vụ quà tặng, truy cập Internet đã hình thành và mở rộng. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn được phủ sóng truyền hình là 96,74% (178/184 xã, phường, thị trấn) [83]. Đây là nhân tố quan trọng giúp quảng bá, hình ảnh thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của NN theo hướng NNST, hỗ trợ đắc lực trong chuỗi giá trị sản phẩm nơng sản. Qua đó, các chính sách, những kiến thức, thơng tin về NN theo hướng NNST nhanh chóng được người sản xuất và người tiêu dùng hưởng ứng. Trong đó, người sản xuất nắm bắt thơng tin thị trường là yếu tố quyết định cho định hướng sản xuất.
2.3.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp
a. Hệ thống thủy lợi
Hệ thống tưới tiêu đã được phủ kín rộng khắp từ vùng núi đến khu vực đồng bằng ven biển. Quảng Ngãi có 717 cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp (122 hồ chứa nước; 459 đập dâng, 06 đập ngăn mặn và 130 trạm bơm). Các cơng trình này đã đảm bảo tưới cho 5.9167,6 ha. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là 4275 km, trong đó chiều dài kênh mương đã kiên cố hóa là 1796 km. Đảm bảo tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ, cây cơng nghiệp ngắn ngày và cây rau màu đảm bảo tưới trên 85%. Quảng Ngãi có 131 trạm bơm, hệ thống các trạm bơm tăng khả năng sản xuất cho mùa hạ, chống ngập úng vào mùa đông. Hệ thống trạm bơm tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, TP Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Hệ thống đê điều có vai trị quan trọng trong việc phịng chống lũ và ngăn mặn. Tồn tỉnh có 87,5 km đê sơng, đê biển và đê cửa sông. Hiệu quả cao trong ngăn lũ tiểu mãn, ngăn mặn [50].
Nước tưới chủ động trong sản xuất nông nghiệp được cung cấp bởi các cơng trình thủy lợi. Tỉ lệ tưới trung bình đất sản xuất nơng nghiệp bởi các cơng trình thủy lợi chiếm 26,2% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Tỷ lệ này mới chỉ đáp ứng khoảng 74% nhu cầu thực tế sản xuất của địa phương.
Tỉ lệ đất sản xuất nơng nghiệp được tưới bởi các cơng trình thủy lợi chiếm tỉ lệ cao tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các huyện có tỉ lệ tưới cao là huyện Mộ Đức (54,4%), huyện Tư Nghĩa (47,8%), huyện Đức Phổ (39,9%), huyện Nghĩa Hành (37,4%); ở các huyện miền núi hầu như có tỉ lệ tưới thấp (Phục lục 2.3).
Hệ thống thủy lợi giúp cho sự phân bố nguồn nước rộng khắp các địa bàn trên tồn tỉnh. Tác động tích cực đến sự phát nơng nghiệp tăng hệ số sử dụng đất, tăng khả năng luân canh, gối vụ, tăng diện tích đất canh tác.
b. Hệ thống các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, các trạm, trại giống, kho chứa, bảo quản nơng sản
Quảng Ngãi có 49 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hạt giống; 40 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc; 5 cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học. Trong đó, 77 cơ sở có giấy phép kinh doanh, 17 cơ sở mới thành lập chưa có giấy phép kinh doanh [83]. Các cơ sở kinh doanh với quy mô lớn chấp hành tốt các quy định pháp luật, không phát hiện hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối với cơ sở nhỏ lẻ, một số chưa có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện, bảo quản hàng hóa chưa tốt…Tuy là số nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp theo hướng NNST. Các cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học còn chiếm tỉ lệ nhỏ, hạn chế khả năng tiếp cận cho người sản xuất NN theo hướng NNST.
Các trung tâm nghiên cứu giống: Trung tâm giống thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, các trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và ứng dụng Khoa học – Cơng nghệ Sở Khoa học và Cơng nghệ có vai trị quan trọng trong việc lai tạo và phục tráng giống. Lai tạo các giống mới từ dòng thuần của địa phương cho ra các giống lai; phục tráng các giống bản địa như “Heo Kiềng Sắt” và gà H’re có nguy cơ suy thối, tạo sự đa dạng về giống, cơ sở đa dạng sản phẩm nông sản.
Hệ thống các trạm, trại giống, kho chứa, bảo quản nơng sản cịn mỏng, công suất nhỏ, quy mô nhỏ, gây nhiều cản trở đối với lưu trữ và bảo quản mặt hàng nông sản.
c. Công nghiệp chế biến nông sản
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nơng sản ở Quảng Ngãi có những bước phát triển tích cực. Với nhiều cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau, hàng năm công nghiệp chế biến nơng sản đã sản xuất nhiều loại hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chế biến nơng sản, trong đó có nơng sản xuất khẩu vẫn là ngành cơng nghiệp nhỏ lẻ (ngoại trừ cây sắn và cây mía).
Xay xát gạo, ngơ: các máy xay xát chủ yếu do tư nhân quản lý với kiểu dáng nhỏ gọn lại dễ di chuyển trên mọi địa hình nên những "nhà máy" này có thể len lỏi khắp mọi nơi.
Chế biến tinh bột sắn: có 02 Nhà máy chế biến tinh bột sắn. Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Tịnh Phong - Sơn Tịnh với công suất chế biến 150 tấn tinh bột mỳ/ngày; Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sơn Hải - Sơn Hà với công suất chế biến 75 tấn tinh bột mỳ/ngày). Nhà máy Nhiên liệu
sinh học Bio-ethanol Dung Quất: Công suất 100.000m3 ethanol/năm, cần khoảng 220.000 tấn mì lát/năm (tương đương khoảng 600.000 tấn củ mì tươi). Nhà máy Đường Phổ Phong chế biến đường mía cơng nghiệp cơng suất 2000 tấn/ngày, nhà máy Đường Quảng Ngãi gồm các phân khu chế biến bánh, kẹo, sữa, nước khống, bia.
Ngồi ra, cịn có các cơ sở chế biến nơng sản thực phẩm quy mơ nhỏ (10 cơ sở chế biến bị khô, 3 cơ sở chế biến yến sào, 2 cơ sở chế biến mật ong, 1 cơ sở sản xuất quế, 13 cơ sở chế biến tỏi, 1 cơ sở chế biến nấm) và các cơ sở chế biến chủ yếu hộ gia đình ở 17 làng nghề truyền thống như mạch nha, cốm rang, kẹo gương, làng bún.
Công nghiệp bảo quản chế biến là phương tiện gia tăng giá trị hàng nông sản, thúc đẩy sản xuất nông sản với quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao cho ngành nông nghiệp. Việc bảo quản chế biến nơng sản trên địa bàn tỉnh vẫn cịn thô sơ, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ chế biến lạc hậu, đội ngũ cán bộ chưa đào tạo thích ứng với cơ chế thị trường; sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao và thường bị rớt giá khi trúng mùa bởi một phần chính là do các doanh nghiệp chế biến khơng thể đáp ứng. Do đó cần phát triển và hồn thiện cơ sở bảo quản chế biến nông sản tạo tiền đề vững chắc cho phát triển ngành nông nghiệp và nông nghiệp theo hướng NNST ở Quảng Ngãi trong tương lai.