Đánh giá chung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 69 - 73)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4. Đánh giá chung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp

tộc Hrê, dân tộc Co, dân tộc CaDong. Sự đa dạng về dân tộc đem lại nhiều tri thức bản địa trong sản xuất nơng nghiệp, những tri thức đó giúp cho sản xuất NN mang tính NNST.

Ở khu vực núi là địa bàn sản xuất chủ yếu của dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi, với phương thức canh tác gần gũi với thiên nhiên, dựa chủ yếu vào tự nhiên. Tận dụng những cơn mưa giông để làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật canh tác rẫy theo hình thức ln canh ln khoảnh theo chu kỳ khép kín, tạo một khoảng thời gian để đất tái phục hồi độ màu mỡ. Các cây bản địa quế ở Trà Bồng, Tây Trà, chè Minh Long, cau Sơn Hà là các cây trồng đặc trưng mang tính địa phương Quảng Ngãi. Việc phát triển các loại cây này với diện tích lớn đã tạo ra một mơi trường xanh, góp phần chống sạt lỡ và xói mịn đất, đều hịa nước trong đất, giữ lại nguồn nước trong lành ở các con suối ở vùng núi. Trong chăn ni, có giống gà H’rê và “Heo kiềng sắt” là các vật nuôi đặc trưng của người đồng bào Quảng Ngãi; đàn trâu và đàn bò được chăn thả trên các bãi cỏ ở triền núi, nguồn thức ăn chủ chính là cỏ tự nhiên.

Ở vùng đồng bằng là địa bàn chủ yếu của người kinh, kế thừa các kinh nghiệm trong canh tác lúa nước tạo điều kiện thuận lợi sự phát triển những cánh đồng lớn theo hướng phát triển gạo lúa an toàn, lúa chất lượng cao. Gắn liền với cánh đồng lúa ở Quảng Ngãi là với hình ảnh “Bờ xe nước” dùng để lấy nước vào ruộng một cách tự nhiên mà không cần đến sức người hoặc động cơ. Kinh nghiệm luân canh, xen vụ trong canh tác đã cung cấp cho đất những chất dinh dưỡng đã thất thoát và tận dụng lại những chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ sau. Kinh nghiệm sản xuất hoa, cây cảnh, dâu tằm và chăn ni trâu, bị, gà, lợn là các loại vật ni truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi.

Ở huyện hải đảo Lý Sơn, có hành, tỏi là cây bản địa đặc sản. Trong kỹ thuật canh tác hành, tỏi người sản xuất tận dụng các chất khống từ đất, nước biển (pha lỗng với phân để tưới cho các ruộng tỏi, hành) và phân xanh.

Tri thức bản địa nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc ở Quảng Ngãi, đã thể hiện rõ vai trị trong phát triển nơng nghiệp Quảng Ngãi theo hướng sinh thái là định hướng sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, những phương thức canh tác gần gũi với thiên nhiên, tạo ra nguồn thực phẩm sạch và an toàn. Các kinh nghiệm, phương thức canh tác trong quá trình sản xuất đã được duy trì qua nhiều thế hệ, là cơ sở cho việc phát triển và nhân rộng hình thành vùng sản xuất hàng hóa, ngồi ra có thể kết hợp với du lịch tham quan.

2.4. Đánh giá chung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh QuảngNgãi Ngãi

2.4.1. Những cơ hội và thuận lợi

- Xét về góc độ tự nhiên, ở Quảng Ngãi có nhiều ưu thể phát triển NNST. Khu vực cảnh quan thiên nhiên gồm nhiều dạng địa hình thung lũng, gị đồi, đồng bằng cao phân bố đan xen lẫn nhau chênh lệch rõ rệt về độ cao có diện tích khoảng 138.000 ha, chiếm khoảng 26,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng với nhiều quần thể sinh vật phát triển cộng sinh nên rất thuận lợi đối với phát triển NN theo hướng NNST. Ngồi ra khu vực núi trung bình và núi thấp chiếm khoảng 63,3% diện tích có khả năng phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp. Quảng Ngãi có

nhiều ưu thế phát triển NNST hơn so với phát triển nông nghiệp thâm canh và chuyên canh quy mơ lớn.

Chế độ khí hậu cung cấp nguồn nhiệt, ẩm dồi dào thích hợp với mơ hình xen canh, ln canh có khả năng làm tăng năng suất lao động và tăng năng suất sinh học.

Quỹ đất phát triển NNST ở khu vực đồi, núi lớn. Nhóm đất có chất lượng tốt là các nhóm đất phù sa, nhóm đất thung lũng, đất đỏ vàng, mùn vàng đỏ trên núi và đất đen chiếm tỷ lệ khoảng 84,03% tổng DTTN.

Hệ sinh vật bản địa, qua q trình thích nghi với thiên nhiên đã hình thành được nhiều nguồn gen để sản xuất các nơng sản có giá trị (tỏi Lý Sơn, quế, nấm linh chi, củ nén, nghệ núi, gừng gió, heo Kiềng Sắt, gà H’re).

Nguồn lao động tại chỗ phù hợp với phát triển NNST: Nguồn lao động nơng nghiệp có q

trình sinh sống lâu đời gắn liền với địa bàn sản xuất nông nghiệp nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm truyền thống có giá trị và rất hiểu đặc điểm sinh thái bản địa. Các quy trình sản xuất các loại đặc sản như quế, tỏi, nghệ núi, cá bống sông Trà … vẫn cịn được duy trì. Kết quả điều tra cho thấy 93% các nơng hộ có nguyện vọng muốn khơi phục và phát triển các nông sản truyền thống.

Thị trường tiêu thụ nông sản của NNST ngày càng mở rộng: Thị trường của châu Âu, Bắc Mĩ ban hành nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NNST. Xu hướng thị trường nội địa đang thay đổi theo hướng chấp nhận chi phí cao hơn dành cho các nơng sản có nguồn gốc và đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.

Cơ hội về khoa học và công nghệ: Việc áp dụng thành tựu về công nghệ canh tác, sản xuất

và công nghệ sau thu hoạch đã tạo được khả năng lớn về giảm chi phí và tăng hiệu quả của NNST. Hiện nay, trên địa bàn của tỉnh cũng như cả nước đã thực hiện nhiều biện pháp phòng trừ sâu bệnh, phục hồi đất, tưới nước tiết kiệm, nhà màn, nhà lưới có khả năng thay thế và hạn chế các sản phẩm của hóa chất nơng nghiệp.

Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển NNST: Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã chỉ rõ: “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền NNST phát triển tồn diện cả về nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thơng tin vào sản xuất…”

Nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển NNST: Hiện nay, tất cả các trường đào tạo nhân lực nông

nghiệp trên cả nước đều triển khai chương trình đào tạo quản lý và kỹ thuật NNST.

2.4.2. Khó khăn và thách thức

Vấn đề thay đổi mơi trường: Thay đổi mơi trường thiên nhiên nói chung và biến đổi khí hậu

đang ngày càng càng có nhiều tác động làm “lệch chuẩn” so với quy luật và đặc điểm thiên nhiên trước đây. Hệ sinh thái tự nhiên đã bị thay đổi nhiều, gây khó khăn đối với các quy trình sản xuất truyền thống đã được hình thành.

Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học: Nguy cơ tuyệt chủng và biến đổi một số nguồn gen quý

giống bản địa được duy trì trên cơ sở truyền giống tự nhiên, thực trạng sản xuất nơng nghiệp ở Quảng Ngãi chưa hình thành được ngân hàng giống thuần chủng bản địa. Do vậy, trong bối cảnh liên kết ngoài ngày càng tăng sẽ rất khó khăn đối với bảo vệ nguồn gen quý bản địa.

Vấn đề suy thối mơi trường: Vấn đề suy thối mơi trường khơng chỉ ảnh hưởng đến năng

suất, mà cịn gây ra tình trạng khơng an tồn về lương thực, thực phẩm. Khu vực đồi, núi đang có nguy cơ suy thối mơi trường do phát triển các sinh vật làm suy thối đất, các lồi khác; Suy giảm lớp phủ làm mất cân bằng sinh thái (giảm đa dạng sinh học, xói mịn đất..). Khu vực đồng bằng bị tác động mạnh của chất thải gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khơng khí.

Vấn đề phịng trừ dịch bệnh: Một trong những yêu cầu của phát triển NNST là ngăn chặn

hiện tượng lây lan dịch bệnh do xâm nhập từ bên ngoài. Hệ sinh thái bản địa có khả năng thích ứng với dịch bệnh nội sinh nhưng rất hạn chế đối với phịng chống các bệnh dịch từ bên ngồi. Do vậy, để xẩy ra tình trạng nhiễm dịch bệnh sẽ phải sử dụng đến các biện pháp phi sinh thái.

Vấn đề chủ động nguồn nước: Chế độ mưa ở Quảng Ngãi phân hóa chênh lệch giữa các

mùa trong năm, kết hợp địa hình có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị suy giảm. Do vậy, tình trạng ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô ngày càng nghiêm trọng. Cách tiếp cận theo hai hướng vừa thực hiện dự trữ nguồn nước và vừa thực hiện các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nước.

Trình độ, tập quán và mức sống của người tiêu dùng: Tình hình tiêu dùng sản phẩm nông

nghiệp hiện nay trong thị trường nội địa vẫn còn bị chi phối rất lớn bởi yếu tố giá thành. Nơng nghiệp chun mơn hóa sử dụng phân bón vơ cơ và chất tăng trưởng hóa học có khả năng tạo được nông phẩm giá thành rẻ so với nông nghiệp hữu cơ và NNST. Thêm vào đó, trình độ dân trí cịn hạn chế, thu nhập cịn thấp nên người tiêu dùng vì giá rẻ đã bỏ qua điều kiện về an tồn thực phẩm.

Tính minh bách về xuất xứ sản phẩm: Chế tài bảo vệ thương hiệu sản phẩm ở nước ta chưa

được thực hiện tốt. Tình trạng lợi dụng thương hiệu vẫn chưa khắc phục được đã làm suy giảm lịng tin của người tiêu dùng.

Cơng nghệ sau thu hoạch và tiêu thụ chưa phát triển. Chi phí trong các khâu này cịn q cao, thậm chí cịn gấp hàng chục lần so với chi phí sản xuất.

Trình độ chun mơn kĩ thuật, quản lí, ý thức trách nhiệm của lao động nơng nghiệp vẫn cịn thấp so với yêu cầu phát triển NNST.

Tiểu kết chương 2

Phát triển NN theo hướng NNST ở Quảng Ngãi chịu tác động tổng hợp của các nhân tố vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nhân tố kinh tế xã hội. Trong đó, nhân tố chính sách là chìa khóa khởi tạo và định hình cho sự phát triển các mơ hình NNST, trong khi thị trường có vai trị định hướng sản xuất, nhân tố vốn và khoa học công nghệ tạo điều kiện lựa chọn các kỹ thuật sản xuất phù hợp, khắc phục những khó khăn và hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất hiệu quả, dịch vụ nông nghiệp đảm bảo duy trì các quy trình sản xuất theo hướng sinh thái được ổn định và hiệu quả, liên kết nông công nghiệp giúp cho NNST phát triển theo hướng sản xuất hàng

hóa và tăng giá trị. Nguồn lao động tại chỗ phù hợp với phát triển theo hướng NNST; cơ hội tiếp cận, tiếp thu những thành tựu mới và những khuyến khích, ưu tiên phát triển NNST (vốn, chuyển giao cơng nghệ, đào tạo lao động). Cùng với những thế mạnh về tự nhiên đa dạng, nguồn cung cấp nhiệt, ẩm dồi dào; quỹ đất chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi và đất có chất lượng tốt; hệ sinh vật bản địa với nhiều nguồn gen tạo nông sản giá trị. Bên cạnh đó, trong q trình phát triển cũng gặp khơng ít khó khăn và thách thức, vấn đề thay đổi và suy thối mơi trường tác động xáo trộn HST tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học; Vấn đề chủ động nguồn nước tưới do tác động của khí hậu, trình độ tập quán và mức sống của người tiêu dùng bị chi phối lớn bởi yếu tố giá thành, tính minh bạch của sản phẩm chưa thực hiện tốt, công nghệ sau thu hoạch chưa phát triển, trình độ chun mơn kỹ thuật quản lí cịn thấp.

Trong phát triển NN theo hướng NNST ở tỉnh Quảng Ngãi cần có những đinh hướng chiến lược để phát triển phù hợp vừa phát huy những thuận lợi, tận dụng những cơ hội đồng thời khắc phục những khó khăn và thách thức.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w