6. Cấu trúc của đề tài
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
1.3.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở vùng Nam Trung Bộ
Nông nghiệp ở vùng Nam Trung Bộ đã phát triển theo hướng nơng nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến, với thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên phương châm chỉ đạo và định hướng phát triển NN theo hướng NNST khu vực Nam Trung Bộ đã thực hiện các chính sách và thể chế phù hợp với điều kiện của vùng và đã có những mơ hình NNST phát triển hiệu quả.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển NN theo hướng NNST, mặt khác khu vực này có sự phân hóa lớn về điều kiện sinh thái nên đã hình thành nhiều mơ hình và đa dạng sản phẩm NNST. Cụ thể là:
Ninh Thuận là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan đặc biệt tình trạng thiếu nước gây gắt. Việc áp dụng cơng nghệ tưới tiết kiệm nước đã được ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng trên địa bàn tồn tỉnh với tổng diện tích 979,2 ha, cho các loại cây trồng như: Mía, cây ăn quả (Nho, Táo, Mãng cầu,...), cỏ chăn nuôi, cây rau màu các loại (rau ăn lá, ớt, hành, măng tây,...). Đặc biệt, mơ hình sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống tưới tiết kiệm (súng phun mưa) trên cây mía (bảo đảm tưới suốt vụ) với quy mơ 300 ha tại xã Quảng Sơn đã nâng năng suất mía lên 80 tấn/ha (tăng 33% so với tưới truyền thống). Ninh Thuận đã có tới 12 sản phẩm đặc thù của địa phương trong đó có tới 6 sản phẩm cây trồng là nho, táo, măng tây, tỏi, nha đam, rong sụn; 3 sản phẩm vật nuôi đặc thù là tôm giống, cừu, dê đã được gắn thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, giúp tăng giá trị sản phẩm.
Quảng Nam đã chuyển đổi 1.400 ha đất trồng lúa sang trồng cây trồng cạn hoặc trồng luân canh, xen canh dưa hấu, đậu cô-ve, lạc, đậu xanh, thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha/năm (lãi cao gấp 6 lần so với trồng lúa). Mơ hình trồng cây chuối lùn hiệu quả và đang được nhân rộng với chi phí 28 triệu đồng/ha, mang lại tổng thu ổn định và đạt 100 triệu đồng/năm. Ở Quảng Nam cịn có làng rau hữu cơ Thanh Đông cách T.P Hội An 4 km thành lập năm 2013 có diện tích 1000 m2, mơ hình là khởi nguồn cho nơng nghiệp hữu cơ miền Trung. Nhóm sản xuất gồm có 10 hộ, mỗi hộ được chia đều diện tích và phân lơ theo kí hiệu riêng. Thường xun có khoảng 30 loại cây trồng, được thực hiện theo hai phương pháp cơ bản là luân canh, xen canh và đa dạng cây trồng. Vùng sản xuất được chứng nhận hữu cơ vào năm 2014.
Như vậy, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đã phát triển NN theo hướng sản xuất nơng nghiệp an tồn, ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp (công nghệ tiết kiệm nước, nhà màn,
nhà lưới); theo hướng chú trọng phát triển các sản phẩm đặc thù của vùng gắn liền với việc xây dựng thương hiệu, chứng nhận VietGAP hoặc chỉ dẫn địa lý; sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống tiết kiệm nước trong sản xuất; xây dựng các mơ hình sản xuất ln canh (Ngơ - ớt, Ngơ – lạc), xen canh (Lúa – cây hoa màu; Lạc - hành lá - dưa leo) và đa dạng hóa cây trồng . Ngồi ra, hầu hết các tỉnh đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình IPM trong sản xuất và đẩy mạnh phát triển mơ hình trồng cây dược liệu.