6. Cấu trúc của đề tài
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
1.3.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Israel
Israel là một quốc gia nhỏ bé, với diện tích chỉ 20.700 km2, dân số là 8,5 triệu người. Israel cũng là nước có khí hậu khắc nghiệt và địa hình phức tạp. 70% diện tích của Israel là sa mạc, chỉ có 20% diện tích đất đai (khoảng 4.100 km2) là có thể trồng trọt. Những sản phẩm rau quả từ vùng Arava, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau quả của Israel và 10% tổng sản lượng thực phẩm xuất khẩu của thế giới [61]. Kinh nghiệm từ Israel trong phát triển NN nói chung và phát triển theo hướng sinh thái có thể đúc kết từ những bài học chủ yếu ở các chính sách phát triển nơng nghiệp từ chính phủ Israel. Các chính sách đó là [15]:
- Chính sách ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp (cơng nghệ nhà kính, cơng nghệ tưới nước nhỏ giọt, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ bảo quản sau thu hoạch). Trong đó, nhà kính nơng nghiệp cơng nghệ cao là giải pháp cơng nghệ chìa khố trong phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao của Israel. Ngồi mục đích tạo ra các nơng sản thực phẩm sạch, an tồn, canh tác nhà kính cịn tạo ra một cuộc cách mạng về năng suất cho các loại cây trồng. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của Israel luôn xoay quanh ba chữ “tiết kiệm nước”, việc phát minh ra hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tự động ảnh hưởng to lớn đến nền nông nghiệp Israel cũng như cả thế giới. Hệ thống tưới nhỏ giọt này cịn kiêm ln nhiệm vụ bón phân. Nhờ thực hiện hệ thống tưới nhỏ giọt, nông dân Israel đã tiết kiệm tới 60% lượng nước tưới. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân Israel quản lí sản xuất tốt hơn khi áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tác động của thuốc trừ sâu đối với các cơn trùng có ích, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường với công nghệ sinh học, bảo quản giúp nông sản được tươi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao với công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
- Chính sách đầu tư nghiên cứu và phát triển cho sản xuất nơng nghiệp: Chìa khóa thành cơng trong lĩnh vực nông nghiệp của Israel là sự hợp tác chặt chẽ của “4 nhà”: nhà nghiên cứu,
cán bộ khuyến nông, nông dân và các ngành cơng nghiệp hỗ trợ. Chính vì vậy, mọi khó khăn đều có thể khắc phục. Chìa khóa của thành công này là các thông tin hai chiều giữa bản thân các nhà khoa học và nhà nông. Thông qua mạng lưới dịch vụ mở rộng nơng nghiệp, sự tích cực tham gia của nhà nơng vào tồn bộ tiến trình nghiên cứu và phát triển, các vấn đề trong nông nghiệp được chuyển trực tiếp tới các nhà nghiên cứu để kiếm tìm giải pháp. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về công nghệ mới của các nhà khoa học đều được áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nơng dân, sau đó mới được triển khai đại trà.
Israel cịn thực hiện mơ hình liên kết giữa nông nghiệp với dịch vụ du lịch: tập trung đầu tư, cải tạo, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, cải thiện khả năng tiếp cận của nông thôn về các dịch vụ công và biến làng quê thành những điểm đến lý tưởng của các du khách. Bên cạnh việc bảo tồn những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở làng quê, những lễ hội nông sản cũng thường xuyên được chú ý tổ chức và thu hút rất đông khách tham quan như các lễ hội cà chua, khoai tây hay rượu vang.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
NNST Trung Quốc đã phát triển dựa trên tái sử dụng các nguồn vật chất trong canh tác hỗn hợp, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, du lịch. Tái sử dụng nghĩa là mỗi dòng thải sẽ được giữ lại và tái chế, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên và giảm số lượng chất thải. NNST được thực hiện ở Miền Tây Trung Quốc, nhấn mạnh việc tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả nguồn năng lượng đầu vào từ quá trình quang hợp, và đặt thước đo năng lượng vào HSTNN. Và kết quả là đầu vào vật chất và năng lượng trong hệ thống thấp giúp giảm chi phí và sự phụ thuộc của HSTNN với các nguồn đầu vào khác, làm giảm mạnh khả năng ô nhiễm của đất, nước từ lượng dư thừa của phân hóa học và thuốc trừ sâu. NNST ở miền Tây Trung Quốc được thiết kế cho sản xuất hộ gia đình hoặc trang trại với quy mơ nhỏ. Và có xu hướng phát triển mạnh sang những trang trại rộng lớn lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và thủy sản. Mục tiêu của NNST Trung Quốc là sự phát triển hài hòa của con người và thiên nhiên để nâng cao sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xã hội bền vững. Những thành tựu đạt được thông qua sự kết hợp của cơng nghiệp đa dạng, kiểm sốt ơ nhiễm, tái chế, tăng hiệu quả đầu vào, phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, cùng với việc sử dụng hiệu quả môi trường nông thôn [111].
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai Châu Á. Những sản phẩm chính bao gồm gạo, bột sắn, bột sắn, hải sản và dứa đóng hộp, bắp, xồi và mía. Thái Lan là nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về sản xuất NN theo hướng NNST, phát triển nổi bật về các mơ hình nơng nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, phát triển các giống bản địa. Ngành nơng nghiệp Thái Lan phát triển nhanh chóng các mặt hàng nơng sản xuất đi ở nhiều thị trường. Sự thành cơng đó có được, nhờ vào việc ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ cao trong nơng nghiệp, tính hợp tác tốt, nắm chắc thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể là:
cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Để giữ và nâng cao độ phì nhiêu đất nơng nghiệp phải sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Thơng qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, vừa giảm nhập khẩu phân bón và nâng cao xuất khẩu nơng sản hữu cơ sạch. Những bí quyết thành cơng của nơng dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới [88] .
1.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam, những hình thức canh tác nơng nghiệp mang tính chất sinh thái đã có từ lâu đời, người nơng dân Việt Nam đã áp dụng các hệ canh tác luân canh, đa canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ truyền thống đã thực hiện hệ canh tác đa canh, trồng các cây trồng chính và nhiều loại phụ trên cùng một khu vực đất, giúp làm giảm các vấn đề về dịch bệnh và nguy cơ thất bại hoàn toàn ở các trang trại; Luân canh là việc trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau theo vòng tròn trên cùng một khoảnh đất, giúp làm giảm sự thối hóa độ phì, hiện tượng thiếu dinh dưỡng vi lượng và các bệnh đặc biệt; Canh tác kết hợp là một kiểu biến dạng của canh tác nhiều loại gồm việc trồng nhiều cây khác nhau trên cùng một khoảnh đất, giúp giảm được sâu bệnh, đồng thời sử dụng đất, ánh sáng mặt trời, lượng mưa tốt hơn. Có rất nhiều cơng thức kết hợp đã tạo ra nhiều mơ hình sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng [25].
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều mơ hình làng kinh tế sinh thái được xây dựng, tập trung nhiều ở vùng Trung du miền núi phía Bắc (diện tích gần 11 triệu ha), vùng úng trũng đồng bằng sơng Hồng (diện tích gần 160 ngàn ha và vùng ven biển miền Trung (diện tích gần 9,6 triệu ha) [16]. Đa số các mơ hình này đã đem lại cho cuộc sống của những người dân ở những vùng sinh thái kém bền vững. Mục đích xây dựng Làng kinh tế sinh thái là sử dụng hợp lý các loại tài nguyên nông nghiệp, các dịch vụ ở nơng thơn để phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân; Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường “xanh - sạch”; Đảm bảo xã hội lành mạnh và an tồn. Mơ hình Làng kinh tế sinh thái vùng nào phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường của vùng đó và thống nhất với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Xây dựng mơ hình Làng kinh tế sinh thái cần có sự hợp tác của cộng đồng người dân cùng tham gia xây dựng mơ hình. Tơn trọng văn hóa và phát huy tối đa những tri thức bản địa.
Ngành NN Việt Nam ở thập niên đầu của thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của thị trường; đảm bảo những quy định mới về thương mại nông sản và phong trào ứng dụng mạnh mẽ của khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp. Ngành nơng nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi sâu sắc trong phát triển NN theo hướng NNST thơng qua triển khai thực hiện các chính sách và thể chế về nơng nghiệp trên tinh thần của “Chiến lược tăng trưởng xanh”, Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Nghị định về “Nơng nghiệp hữu cơ”. Những điều đó đã mang lại cho ngành NN Việt Nam chuyển dịch theo hướng hiệu quả hơn, chuyển tăng
trưởng dựa vào tăng số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng; tăng những ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thuận lợi trên thị trường. Kết quả đó nhờ vào tận dụng lợi thế phát triển của từng vùng để phát triển các ngành hàng nông nghiệp hiện đại tập trung quy mô lớn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng địa phương; phát triển các ngành hàng chủ lực tạo lợi thế cạnh tranh với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới; ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp [14].