Kết quả đạt được, những thuận lợi và hạn chế trong phát triển nông

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 114 - 120)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp

3.2.2. Kết quả đạt được, những thuận lợi và hạn chế trong phát triển nông

nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi

3.2.2.1. Những kết quả

- Tạo được một số nơng sản hàng hóa đảm bảo chất lượng trên thị trường

Cung cấp nguồn lương thực thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường xuất khẩu và an toàn cho người tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam. Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm hiệu quả và bền vững giữa người sản xuất đến người tiêu dùng.

+ Ngành trồng trọt: Đã hình thành những vùng trồng lúa chất lượng cao, cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa. Lúa gạo chất lượng cao đã được sản xuất thành thương phẩm và có mặt trên thị trường Quảng Ngãi. Đối với cây công nghiệp, đã phát triển phù hợp với các vùng sinh thái hơn, hình thành những vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến ở tỉnh như đậu tương, mía, sắn…

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được thực hiện hầu hết ở các địa phương, nhất là ở các huyện đồng bằng, địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất là huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành. Các loại cây trồng chuyển đổi chủ yếu là từ cây lúa sang trồng ngô, rau, ớt, lạc. Sau chuyển đổi, giá trị sau thu hoạch cao hơn nhiều so với trồng lúa, điển hình như cây ngơ (tăng 9,4%), cây lạc (tăng 32,2%), cây đậu xanh (tăng 5,8%) năm 2017, đặc biệt là cây ớt

tăng gấp 3,8 lần so với trồng lúa trên cùng chân đất. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích cao hơn so với trồng lúa từ 11 triệu – 13,3 triệu đồng/ha. Các huyện có điều kiện phù hợp với cây ớt đã phát triển quy mô lớn và sản xuất ớt, lạc để xuất khẩu như Bình Sơn, Tp.Quảng Ngãi, Tư Nghĩa.

Phát triển một số mặt hàng mang tính bản địa thế mạnh cây tỏi - hành (Lý Sơn) - thương hiệu được biết đến trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm rau rừng (Sơn Hà) - sản phẩm rau sạch ở 18 siêu thị thuộc hệ thống Siêu thị BigC, quế và các sản phẩm từ quế (Trà Bồng) cũng đã có mặt trên thị trường thế giới. Ở trong tỉnh, một số sản phẩm mang tính địa phương có chất lượng cao như Sầu Riêng, Bưởi, Chơm Chơm ở Nghĩa Hành, rau sạch Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp cũng được tiếp cận thị trường và được tin dùng.

+ Ngành chăn ni: Đã có được vị thế, chăn ni trâu, bị là thế mạnh nổi bật của ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là chăn ni bị lai sinh sản và bị thịt, qui mơ đàn bị và tỷ lệ bò lai đứng thứ 3, sản lượng đứng thứ 2 cả nước năm 2016 [51]. Đàn bị xuất bán ra ngồi tỉnh đã từng bước được khẳng định chất lượng và chỗ đứng trên thị trường. Hình thành những trang trại chăn ni qui mô lớn, được đầu tư theo hướng hiện đại cam kết an toàn thực phẩm như trại gà đẻ trứng ở huyện Tư Nghĩa; trang trại nuôi lợn theo hướng sinh học huyện Mộ Đức. Kinh nghiệm và truyền thống chăn ni lợn giống, bị giống, gà nội tỉnh sẽ góp phần cung ứng nguồn giống tốt và chất lượng cho thị trường nội địa và xuất bán ngoài tỉnh. Cung cấp sản phẩm chăn ni an tồn cho các của hàng nông sản thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh an tồn mơi trường trong chăn ni, quản lí tốt dịch bệnh.

+ Hình thành hệ thống các cửa hàng nơng sản an tồn trên địa bàn TP Quảng Ngãi và các đô thị cấp huyện.

- Các mơ hình sản xuất điển hình đã làm thay đổi thói quen canh tác lạm dụng các chất hóa học (sử dụng khơng đúng liều lượng và chủng loại phân bón và thuốc BVTV hóa học) sang sử dụng hợp lí theo quy trình IPM. Áp dụng cơ giới hóa ở các mơ hình có diện tích lớn đã mang lại hiệu quả cao trong tiết kiệm chi phí và giảm tổn thất trong sản xuất và giải phóng sự nặng nhọc cho người lao động.

- Thay đổi thói quen bn bán nhỏ lẻ, hướng đến tiếp cận thương mại hàng hóa lớn. Từ đó, thay đổi tư duy sản xuất hướng theo đáp ứng nhu cầu nơng sản an tồn của người tiêu dùng. Sự thành cơng của các mơ hình sản xuất điển hình để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho việc phát triển và nhân rộng ra các địa phương.

- Mối liên kết giữa người sản xuất với các kỹ sư nông nghiệp và doanh nghiệp cũng với các nhà quản lí là yếu tố mang lại sự thành cơng lớn cho các mơ hình. Các mơ hình mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên sản xuất.

Canh tác cây ăn quả vùng đồi gị ngồi việc mang lại hiệu quả về kinh tế, còn giúp bảo vệ môi trường, chống sạt lỡ, hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng hạ lưu.

Mơ hình trồng xen canh các cây họ đậu với ngô ở hầu hết các vùng canh tác trên địa bàn đã giúp cải tạo đất, chống thối hóa, bạc màu. Khi q trình thu hoạch, người sản xuất đã để lại những phụ phẩm trên đồng ruộng giúp cung cấp nguồn phân xanh. Trong thời gian qua, hầu hết các địa phương đã chú ý hơn trong việc bảo vệ môi trường sản xuất, cải tạo đất bị thối hóa bạc màu trong q trình canh tác.

Mơ hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng với diện tích 40ha khơng chỉ góp phần mang lại thu nhập cho người dân mà còn nâng cao nhận thức cho người dân về vai trị và giá trị của cây gỗ lớn, mơ hình góp phần quan trọng xây dựng lại vốn rừng, tăng độ che phủ, cải thiện môi trường.

Tạo ảnh quan đẹp ở những vùng chuyên canh chè Minh Long, quế Trà Bồng, cau Sơn Tây, Tỏi Lý Sơn; các làng hoa truyền thống ở Tư nghĩa và Nghĩa Hành; cánh đồng lớn và các vựa rau sạch, rau an toàn rau là những nơi lý tưởng cho du khách viếng thăm và thưởng ngoạn.

Các khu vực trồng trọt và chăn ni theo hướng NNST cịn cung cấp các dịch vụ văn hóa - lợi ích phi vật chất chương trình giải trí và các hoạt động khác liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi cụ thể; cung cấp hệ thống kiến thức và giá trị giáo dục. Sự hiện diện của giống canh tác giúp duy trì các yếu tố của địa phương hoặc văn hóa được coi là một phần của di sản thuộc khu vực; bản sắc văn hóa, đặc biệt cho người bản địa và di sản thiên nhiên (các giá trị gắn liền với cảnh quan được tạo hình bởi các lồi cây trồng, động vật).

- Đời sống nông dân ổn định, phát triển thu nhập phụ trong nông nghiệp

Bên cạnh những nông sản chính, cịn có nhiều loại nơng sản khác của địa phương, tuy chưa tạo được lượng hàng hóa lớn, góp phần tự cung tự cấp, giảm bớt nguồn chi, ổn định cuộc sống. Đặc biệt khu vực các huyện miền núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ canh tác thấp những loại cây như sắn, ngô, chuối, câu, chè, quế đã được phát triển hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập và lương thực giúp xóa đói.

3.2.2.2. Những thuận lợi và hạn chế

a. Thuận lợi

- Sử dụng giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và biến đổi khí hậu, đã đưa vào sản xuất đại trà 06 giống mỳ, 08 giống mía, 07 giống ngơ, 04 giống lạc; bình tuyển cơng nhận 03 giống cây ăn quả đầu dịng, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung, ngắn ngày nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng nhưng có năng suất tương đương với nhóm giống dài ngày. Có nhiều giống bản địa có giá trị thương phẩm cao và được ưa chuộng.

- Trong canh tác đã áp dụng biện pháp IPM (Integrated Pest Management) cùng với các kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Những tiến bộ kỹ thuật canh tác mới để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã được mơ hình chuyển giao và nhân rộng cho nơng dân.

- Người sản xuất sử dụng đa dạng các phương pháp luân canh, xen canh, đa dạng hóa cây trồng. Có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón hữu cơ, và sử dụng kết hợp với việc bổ sung các chất vi lượng N, P, K trong trồng trọt.

- Phần lớn diện tích đất và nguồn nước có chất lượng tốt đảm bảo cho sự phát triển NN theo hướng NNST.

- Chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng đã được thực hiện tích cực và mang lại hiệu quả cao.

- Các cánh đồng mẫu được thực hiện với sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) [51].

- Áp dụng cơ giới hóa hợp lí và ứng ứng dụng công nghệ thông tin - điện tử viễn thông trong sản xuất ngày càng được chú trọng góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, giải phóng sức lao động ở các khâu nặng nhọc, giảm tính căng thẳng, thiếu hụt lao động thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.

- Hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã thực hiện trên một số sản

phẩm như cây mía, cây sắn và có xu hướng tăng và mở rộng đối với cây lúa và các loại cây khác. - Đẩy mạnh các các chính sách đầu tư doanh nghiệp vào các dự án phát triển NN theo hướng NNST. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và được hấp dẫn bởi các dự án chăn ni an tồn, trồng rau sạch, cây dược liệu, lúa hữu cơ.

- Trong chăn ni gia cơng, doanh nghiệp đảm nhiệm về chi phí đầu vào, đầu ra. Chủ trang trại, HTX được hưởng lợi từ tỉ lệ, giá trị sản phẩm làm ra. Nhờ vậy, đầu vào, đầu ra được ổn định, tỉ lệ rủi ro thấp. Chuyển các khu vực chăn nuôi cách xa khu dân cư, thực hiện tốt công tác vệ sinh mơi trường chăn ni và phịng chống dịch bệnh.

b. Hạn chế

- Nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) không đảm bảo về số lượng vào mùa khô, chất lượng nguồn nước mặt một số nơi bị ô nhiễm. Mực nước ngầm ở một số nơi ngầm bị hạ thấp hoặc khó khai thác.

- Người sản xuất nhỏ còn chưa tiếp cận được thị trường phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ và các chế phẩm vi sinh khác cho trồng trọt và chăn ni thay thế cho phân bón và thuốc BVTV hóa học.

- Thiếu đất sản xuất đối với các hộ canh tác nhỏ; khó khăn trong việc chuyển giao đất canh tác đối với doanh nghiệp nông nghiệp.

- Việc tiếp cận và tham gia chuỗi sản xuất NN theo hướng NNST của người sản xuất còn hạn chế. Do vậy, người sản xuất không tiếp cận đượcc thị trường tiêu thụ.

- Mẫu mã sản phẩm của NN theo hướng NNST chưa đáp ứng và thu hút được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

hướng NNST còn nhỏ lẻ và chưa thật sự hiệu quả, thiếu sự chỉ đạo.

- Công tác nghiên cứu phát triển kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ trong các mơ hình dự án NN theo hướng NNST chưa phổ biến.

- Nghiên cứu hỗ trợ phát triển các mơ hình chưa được thực hiện xun suốt, dẫn đến sự thất bại của các mơ hình, hoặc những mơ hình thành cơng khơng được khuyến khích hướng dẫn nhân rộng.

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất NN theo hướng NNST. Nhận thức của người sản xuất về NN theo hướng NNST cịn hạn chế, vì vậy, việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là một thách thức lớn.

Tiểu kết chương 3

Trồng trọt và chăn ni giữ vị trí chủ đạo trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Sản xuất NN theo hướng NNST có sự phân hóa theo ngành và theo lãnh thổ. Ở vùng núi đảm nhiệm chức năng sinh thái là chính, phát triển các loại cây bản địa và rau rừng, duy trì các giống bản địa, kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống và hiện đại phù hợp với điều kiện địa hình và dân trí , với các mơ hình trồng rau rừng, chăn nuôi dưới tán rừng, phát triển các loại cây quế, cau, chè bản địa, cây dược liệu. Ở khu vực đồng bằng, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, kỹ thuật canh tác có trình độ cao, kết hợp kỹ thuật truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ quy mơ lớn và hiện đại, hàng nơng sản mang tính hàng hóa cạnh tranh cao trên thị trường với nhiều cánh đồng lớn (lúa chất lượng cao), vùng rau an tồn, chăn ni bị... Vùng hải đảo, phát triển chuyên canh hành tỏi Lý Sơn với kỹ thuật sản xuất sử công nghệ tiết kiệm nước và thay thế phân bón và thuốc BVTV bằng các vật liệu vi sinh giúp bảo tồn nguồn tài nguyên đất, nước.

Thực trạng phát triển NN tỉnh Quảng Ngãi theo hướng NNST đã đạt được những kết quả ở nhiều mặt: cung cấp nơng sản an tồn cho nhân dân và hiệu quả cao cho người sản xuất; cung cấp các dịch vụ sinh thái môi trường; ổn định đời sống nhân dân, tăng thu nhập phụ, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thơng qua nhiều mơ hình sản xuất NNST đã thay đổi thói quen sử dụng phân bón và thuốc BVTV đồng thời với thay đổi tư duy sản xuất hướng theo đáp ứng nhu cầu nơng sản an tồn của người tiêu dùng.

Trong quá trình chuyển đổi sang hướng sản xuất sinh thái hơn, ngành NN tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng kết hợp nhiều kỹ thuật và khoa học công nghệ như phục tráng và nhân giống tạo ra nhiều giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và biến đổi khí hậu các giống bản địa có giá trị thương phẩm cao; người sản xuất tuân thủ và sử dụng hiệu quả các kỹ thuật canh tác an tồn (ICM, IPM); đa dạng hóa cây trồng, vật ni; kinh nghiệm trong các hệ canh tác (xen canh, luân canh, đa canh)… Bên cạnh đó q trình phát triển cịn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, q trình chuyển đổi sản xuất nơng nghiệp sang hướng sinh thái hơn ở tỉnh Quảng Ngãi còn ở bước đầu nên trong giai đoạn vừa qua chưa thật sự rõ nét phần lớn các mơ hình quy mơ nhỏ, thiếu ổn định.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w