Khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 62 - 64)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Nhân tố kinh tế xã hội

2.3.4. Khoa học – công nghệ

2.3.4.1. Công nghệ lai tạo giống

- Giống cây trồng: Trong giai đoạn 2010 – 2017, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã chọn

tạo được một số giống cây lương thực – thực phẩm có chất lượng tốt. Như các giống lúa cho gạo tốt, cơm ngon, thơm như QNg13 (ĐH13), QNg128 (ĐH128); QNg11 (ĐH 11), QNg 145, đây là bộ giống lúa trung ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, ít nhiễm sâu bệnh. Thay thế nhiều giống rau màu đậu đỗ có năng suất chất lượng cao như ngô lai CP333, PAC 999, ngô nếp HN68, HN88, lạc L14, LDH 01, sắn NA1, KM 140, mía CO775, ROC22,… Lai tạo từ các giống có năng suất, chất lượng thấp nhưng sức chống chịu cao như giống ngô C919, lạc sẻ, sắn KM 94, mía Đài Loan.

Về giống cây ăn quả, Huyện Nghĩa Hành chọn giống cây đầu dòng và phát triển giống sầu riêng hạt lép, bưởi da xanh, chôm chơm tróc thành cơng, phù hợp vùng sinh thái của huyện trung du miền núi.

Về giống cây bản địa, như tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng, chè Minh Long cũng được đầu tư phục tráng và nhân dòng tốt để phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, phẩm chất và thương hiệu sản phẩm địa phương.

- Giống vật nuôi: Công nghệ phôi động vật đã được Viện Công nghệ sinh học và Viện Chăn

ni nghiên cứu, thí nghiệm thành cơng từ những năm 80 của thế kỷ trước, đây là công nghệ nhân giống và tạo giống nhanh, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ở Quảng Ngãi vẫn chưa được tiếp cận và phát triển các công nghệ này. Giống đàn bị được tạo thành chủ yếu thơng qua nhập nội tinh đông khô và thụ tinh nhân tạo qua hệ thống dẫn tinh viên.

Công nghệ lai giống cây trồng, vật nuôi ở Quảng Ngãi là yếu tố giúp phát triển nơng nghiệp hàng hóa, tạo ra nhiều loại giống đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, kháng sâu bệnh hại và có khả năng chống chịu với những biến đối khí hậu, phục tráng những giống vật ni bản địa có nguy cơ suy thối về số lượng. Cơng nghệ lai giống cịn ở trình độ thấp, chưa có điều kiện tiếp cận và thực hiện các phương pháp cơng nghệ lai mới. Chính điều đó, làm hạn chế sự đa dạng về giống, kiềm hãm sự phát triển của NN theo hướng NNST.

2.3.4.2. Cơ giới hóa

Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 1.215 máy kéo cơng suất trên 35 CV, 356 máy kéo công suất 12-35 CV, 1.965 máy làm đất và trên 506 máy gặt đập có cơng suất 40-80 CV [51].

Trong trồng trọt, tỉ lệ cơ giới hóa và trình độ cơ giới hóa được áp dụng khác nhau ở các khâu đối với từng đối tượng sản xuất. Đối với lúa, tỉ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 88%, tưới tiêu 21,3%, thu hoạch 90,5%, vận chuyển 80,3%, xay xát 88,6%. Cây sắn, tỉ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 44,6%, vận chuyển 97%, chế biến 99% (chở về nhà máy để chế biến). Cây mía, tỉ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90,1%, vận chuyển 99,1%, chế biến 100% (chở về nhà máy để chế biến). Cây ngô, lạc và cây hoa màu khác, tỉ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 67,6%, tưới tiêu 3,4%, thu hoạch 2,7%, vận chuyển 72,4%, chế biến 40,6% [51].

Tỉ lệ và tốc độ cơ giới hoá khác nhau ở các địa phương. Tỉ lệ cơ giới hóa cao và tốc độ cơ giới hố nhanh ở các đồng bằng như huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Bình Sơn, TP Quảng Ngãi. Ở hầu

hết các huyện miền núi áp dụng việc cơ giới hoá đang gặp rất nhiều trở ngại vì diện tích đất hẹp, bờ vùng bờ thửa nhiều, độ dốc lớn.

Một số doanh nghiệp trong các vùng trọng điểm chăn nuôi đã và đang tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, đã xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống điều khiển tự động phân phối thức ăn, cung cấp nước uống, thu gom trứng... Hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, hệ thống thơng gió, làm mát chuồng ni, hệ thống quạt hút khí, hệ thống phun sương, hệ thống nhỏ giọt, làm lạnh. Nhờ vậy, việc cơ giới hóa trong chăn ni được thực hiện hầu hết các khâu.

Nhìn chung, cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp ở Quảng Ngãi trong những năm qua có tăng nhanh, đã góp phần đáng kể trong việc giải phóng sức lao động nặng nhọc, hạn chế thất thốt sản phẩm sau thu hoạch, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Cơ giới hóa là yếu tố làm hiện đại một số khâu trong sản xuất truyền thống giúp sản xuất NN theo hướng NNST ngày càng tiện lợi và phát triển. Tuy vậy, việc áp dụng Khoa học cơng nghệ vẫn cịn ở trình độ thấp và chưa phổ biến. Ứng dụng công nghệ thông tin – điện tử viễn thơng và tự động hóa trong sản xuất và quản lí cịn rất hạn chế. Khoa học công nghệ trong công tác bảo quản và chế biến kém phát triển, các loại máy sấy, máy làm lạnh và bộ điều khiển tự động cho bảo quản nơng sản chưa được đầu tư do chi phí cao. Mặt khác, lao động nông thôn hiện nay chủ yếu là người lớn tuổi có thói quen canh tác theo lối truyền thống, chậm thích ứng và áp dụng những công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w