6. Cấu trúc của đề tài
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh
Quảng Ngãi
Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp theo hướng NNST ở một số nước trên thế giới, ở Việt nam, cấp vùng và quy mơ cấp tỉnh có thể rút ra một số nội dung là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển. Đó là:
- Chính sách và chiến lược của Chính Phủ, của Nhà nước là cơng cụ hỗ trợ hiệu quả cho phát triển. Bao gồm những quy định về chất lượng nơng sản; hệ thống chính sách đầu tư và hỗ trợ trong viêc ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với những chính sách vĩ mơ khác có liên quan.
- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm tạo hỗ trợ chuyển đổi và phân bố lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thị trường, điều kiện sinh thái và tình hình biến đổi khí hậu. Áp dụng khoa học công nghệ trong sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực sản xuất.
- Xu hướng sản xuất thực phẩm sạch ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, gắn liền với thị trường và thương mại quốc tế. Đồng thời, phát triển NN gắn với gắn thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, và những sản phẩm mang tính bản địa giúp tăng giá trị sản phẩm như “mỗi xã một sản phẩm” hay “mỗi làng một sản phẩm”.
- Xu hướng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí sản xuất và phát triển thị trường cho người sản xuất. Tăng cường liên kết giữa người sản xuất với nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân và các ngành công nghiệp hỗ trợ đây là điểm mấu chốt quyết định hiệu quả của toàn bộ hệ thống sản xuất.
- Coi trọng công tác luân canh, xen canh, nhằm bảo vệ chất dinh dưỡng cho đất, tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời với hiệu quả kinh tế. Tăng cường tái sử dụng vật chất trong hệ thống canh tác nhằm tối ưu hóa hệ thống sản xuất.
- Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nơng nghiệp an tồn. Đặc biệt yếu tố thị trường là nhân tố chủ đạo giúp người sản xuất chủ động trong sản xuất.
Tiểu kết chương 1
Xu thế phát triển của nền nông nghiệp thế kỷ XXI là phát triển nền NNST. Việc chuyển đổi NN hiện tại sang hướng sinh thái hơn đang được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới. Xu thế này đã và đang xây dựng một hướng đi mới cho nền nông nghiệp thế giới vừa đảm bảo lương thực thực phẩm cho con người (số lượng và chất lượng), vừa đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Phát triển sản xuất NN theo hướng NNST là sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp nương theo hệ sinh thái tự nhiên để đạt đến mức ổn định tối ưu nhất; hướng tạo ra những sản phẩm an toàn thơng qua các hệ thống canh tác hiện có; hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm đầu vào hóa học và tăng giá trị. Hiệu quả từ phát triển NN theo hướng NNST được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Phong trào phát triển NNST ở một số nước đã đạt được những kết quả các đáng ngưỡng mộ. Sự thành cơng đó đã để lại những bài học kinh nghiệm cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam ở quy mơ quốc gia và cấp tỉnh. Ở Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể về phát triển NN theo hướng NNST. Nhiều hệ thống canh tác theo hướng NNST đã ra đời nhiều cánh đồng lớn, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất cây và con bản địa… Nội dung phát triển NN theo hướng NNST cần có sự chỉ đạo, định hướng, quy hoạch bố trí phát triển phù hợp với lợi thế của địa phương cũng phải phù hợp với nhu cầu thị trường.
CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI