6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
3.1.8. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp
3.1.8.1. Tiểu vùng sinh thái 1 (Vùng đồng bằng, hải đảo)
Gồm 8 huyện, TP đồng bằng, hải đảo: TP. Quảng Ngãi, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và Lý Sơn, có diện tích 190.764ha chiếm 37,0% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, có 84.403 ha diện tích đất nơng nghiệp chiếm 44,2% diện tích của tiểu vùng sinh thái 1. Đặc điểm địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sơng, suối, có độ cao từ <50 m dưới dạng đồng bằng đan xen đồi núi thấp. Các loại đất chủ yếu là đất phù sa, đất cát biển, đất xám bạc màu. Đất có độ phì khá cho năng suất cây trồng cao. Nhiệt độ trung bình từ 25 - 260C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400- 2.200 mm.
Tiểu vùng này có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất tương đối hồn thiện, cơng nghiệp chế biến nơng sản đã được hình thành và phát triển. Một số nơi đã hình thành được vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung, chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và cơ giới hóa vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật ni. Là khu vực có mật độ dân số cao, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người thấp, trình độ sản xuất của người dân ngày một nâng cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu được thực hiện một cách hợp lý.
3.1.8.2. Tiểu vùng sinh thái 2 (Vùng trung du)
Gồm 4 huyện Minh Long, Trà Bồng, Sơn Hà (trừ xã Sơn Ba) và Ba Tơ (trừ xã Ba Ngạc, Ba Tiêu, Ba Vì, Ba Xa), có điện tích 225.308 ha, chiếm 43,7% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp 36.880 ha, chiếm 16,4% diện tích của tiểu vùng sinh thái 2. Khu vực này bao gồm hệ thống đồi trước núi và núi thấp, từ đồi thấp 25-75m đến đồi cao 75-300 m. Các loại đất chính là đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói mịn trơ sỏi đá. Nhiệt độ trung bình từ 22 – 240C. Lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.800 mm.
Khu vực này có tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm 70% dân số của vùng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa hồn thiện, trình độ sản xuất của người dân cịn thấp. Là khu vực có khả năng phát triển các loại cây cơng nghiệp hàng năm (mía, sắn), cây lâu năm (quế, chè, cây ăn quả). Đây là vùng có điều kiện phát triển nơng nghiệp bản địa.
3.1.8.3. Tiểu vùng sinh thái 3 (Vùng miền núi)
Gồm 2 huyện Tây Trà, Sơn Tây và xã Sơn Ba – Huyện Sơn Hà; 4 xã huyện Ba Tơ: Ba Ngạc, Ba Tiêu, Ba Vì, Ba Xa, có diện tích 99.507 ha, chiếm 19,3% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp 19.451 ha, chiếm 19,6% diện tích của tiểu vùng sinh thái 3. Tiểu vùng có độ cao địa hình từ 700-1.700 m xen các đồi núi cao 75-300m, địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc phần lớn >200. Các loại đất chính gồm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất xám bạc màu. Nhiệt độ trung bình từ 22 – 240C. Lượng mưa trung bình năm từ 2.800 – 3.200mm.
Tiểu vùng này có trình độ kinh tế xã hội chậm phát triển, 90% dân số trong vùng là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, phương thức canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống kém, thu nhập và đời sống rất thấp. Khu vực này chủ yếu phát triển các loại cây trồng như sắn, quế, cau. Để phát triển nơng nghiệp bản địa ở tiểu vùng này cần có sự hỗ trợ lớn về kỹ thuật.