Các khái niệm chính của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả. Chúng tôi lấy một số định nghĩa từ từ điển, giáo trình, tác phẩm kinh điển.

Theo sự phân tích của C.Mác thì "Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có

quản lý ".Trong tác phẩm: "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" tác giả Harold

nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất"[26].

Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định". Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lý là q trình cùng làm việc và thơng qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”. Khái quát hơn các tác giả ở khoa Sư phạm - ĐHQGHN là Nguyễn Quốc Chí; Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể

quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức"[6].

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý

trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài (chủ yếu là nội lực) một

cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất"[14].

Tóm lại, các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ, tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý: Quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hồn thành mục tiêu chung. Đó là q trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.

Trong quá trình chủ thể thực hiện 4 chức năng thì thơng tin ln là yếu tố xuyên suốt, kết nối, mang tính chất xám của quản lý (Sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý Theo PGS.TS Trần Kiểm [14]

Kế hoạch

Thông tin

Kiểm tra Tổ chức

Theo những quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý là một q trình trong đó chủ thể thực hiện các chức năng của nhà quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý:

Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Đây là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lý.

Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Lãnh đạo (chỉ đạo): Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng kết nối hai chức năng trên.

Kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết của cá nhân, nhóm hoặc một tổ chức.

1.2.2. Quản lý giáo dục an tồn giao thơng

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra quản lý giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý (cụ thể là hiệu trưởng trường tiểu học) đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh của nhà trường.

Theo tiếp cận nội dung thì quản lý cơng tác giáo dục an tồn giao thông cho học sinh ở trường tiểu học là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan... của hiệu trưởng nhà trường tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Theo tiếp cận chức năng, quản lý công tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh ở trường tiểu học chính là việc hiệu trưởng sử dụng các chức năng của quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) để tác động lên

toàn bộ hệ thống nhà trường nhằm làm cho toàn bộ nội dung của công tác giáo dục an tồn giao thơng được triển khai một cách có chất lượng, hiệu quả và đạt đến các mục tiêu đã đề ra.

1.2.3. Khái niệm an toàn giao thơng.

An tồn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thơng, là sự bình yên khi tham gia giao thông.

Theo từ điển Tiếng Việt: “An tồn là đảm bảo tốt, khơng gây thiệt hại dù

lớn hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người” [24].

An tồn giao thơng là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thơng. Theo tác giả Đỗ Đình Hồ (Học viện Cảnh sát nhân dân) thì: “An tồn giao thơng là sự việc đảm bảo khơng có những

việc xảy ra ngồi ý muốn chủ quan của con người. Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thông cơng cộng tn thủ các quy tắc an tồn giao thơng, khơng có sự cố gây thiệt hại về người và tài sản cho xã hội”[10].

Đây là một định nghĩa có tính chất khái qt cao và có ý nghĩa khoa học vì an tồn giao thơng ln gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thơng, song khơng nhất thiết phải có phương tiện giao thơng (ví dụ: Đi bộ trên vỉa hè). Quan niệm như vậy sẽ khái quát hơn so với việc coi an toàn giao thông là “bảo đảm an tồn khi đi trên các phương tiện giao thơng” như một số tác giả khác.

An tồn giao thơng phải luôn gắn liền với mọi người không kể ở đâu, lúc nào khi tham gia giao thơng. an tồn giao thơn gồm: an tồn giao thôn đường bộ, an tồn giao thơng đường sắt, an tồn giao thơng đường thuỷ (gồm nội thuỷ và hằng hải), an tồn giao thơng hàng khơng. Bên cạnh đó cịn có những vấn đề an tồn giao thơng hỗn hợp như đường sắt và đường bộ.

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể nói an tồn giao thơng là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, có ý thức khi tham gia giao thơng. an tồn giao thơng cịn là sự an tồn đối với người tham gia lưu thơng trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.

1.2.4. Giáo dục an tồn giao thơng.

Giáo dục là một quá trình dạy và học nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết hoặc làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi. Giáo dục cũng là q trình giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người học cùng chia xẻ hiểu biết, kinh nghiệm và cùng học tập lẫn nhau. Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ lồi người”.

Có nhiều người đưa ra các khái niệm về giáo dục an tồn giao thơng: Giáo dục an tồn giao thơng là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, nhằm định hướng, kêu gọi ý thức giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học. Ở điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu hiện nay, giáo dục ATGT cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt động xã hội đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.

Giáo dục an tồn giao thơng là quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tham gia giao thơng an tồn dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngồi, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngồi xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm gương của người khác;…

Giáo dục an toàn giao thơng cịn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và ý thức tham gia giao thông cho học sinh.

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, giáo dục an tồn giao thơng được hiểu là quá trình truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết về giao thông để mỗi cá thể

học sinh khi tham gia giao thơng đều có sự định hướng, ý thức hình thành và sự chấp hành, tuân thủ các luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định. Đề từ đó làm căn cứ cho việc phát triển ý thức học tập hành vi giao thông tự chủ ở mỗi cá nhân các em học sinh về sau.

1.3. Lý luận về công tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh.

1.3.1. Quan điểm chủ trương về giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh

Thực hiện Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG ngày 31/12/2020 của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia về năm an tồn giao thông 2021, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng năm học 2021-2022 và hưởng ứng “Tháng cao điểm an tồn giao thơng, tháng 9/2021”,

Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 20/KH-BGDĐT ngày 6/01/2021 của Bộ GDĐT tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 21/KH- BGDĐT ngày 6/01/2021 của Bộ GDĐT triển khai công tác giáo dục an tồn giao thơng trong trường học năm 2021; Kế hoạch số 92/KH-BGDĐT ngày 03/02/2021 của Bộ GDĐT phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trong ngành Giáo dục năm 2021.

Khuyến khích tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng bằng hình thức trực tuyến, online hưởng ứng “Tháng cao điểm an tồn giao thơng, tháng 9 và năm học 2021-2022 cho học sinh, sinh viên.

Triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an tồn giao thơng tại khu vực cổng trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng và vào các giờ cao điểm trong năm học; phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương tiếp tục xây dựng mơ hình “Cổng trường an tồn giao thơng”, đặt biển hạn chế tốc độ khu vực trường học; kiểm tra, rà sốt, tổ chức giao thơng tại các nhà trường phù hợp để bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Bảo đảm trật tự an tồn giao thơng và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn dân, tồn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông; Chiến lược

an tồn giao thơng đường bộ phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược, quy hoạch của các chuyên ngành có liên quan; Chiến lược an tồn giao thơng đường bộ nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thơng suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế;

Xây dựng các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện mơi trường giao thơng trật tự, an tồn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh tiểu học

Mục tiêu giáo dục an tồn giao thơng ở trường tiểu học là một bộ phận quan trọng của mục tiêu giáo dục nói chung. giáo dục an tồn giao thơng góp phần thực hiện mục đích chung của q trình giáo dục, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân để các em nghiêm túc tuân thủ luật pháp, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề an tồn giao thơng. Cụ thể, giáo dục an tồn giao thơng ở trường tiểu học nhằm đạt được mục đích sau:

Giúp học sinh phát triển nhận thức về giao thông và an tồn giao thơng. Học sinh phải biết về luật và hệ thống phương tiện giao thơng, Ví dụ: Tránh xe thì phải tránh về bên phải, vượt xe là bên trái. Khi sang đường phải đi đúng phần đường cho người đi bộ và tín hiệu đèn xanh mới được đi... Phải bắt đầu từ những cái sơ khai nhất như đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi.

Có thái độ khơng đồng tình với những hành vi vi phạm luật giao thơng. Từ đó, giúp học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi bảo đảm an tồn và có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.

Từng bước rèn luyện các hành vi tham gia giao thơng và xây dựng thói quen ứng xử có văn hố, đúng pháp luật, xố bỏ những thói quen tuỳ tiện vi phạm quy tắc giao thơng, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi

tham gia giao thông góp phần xây dựng mơi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện.

1.3.3. Nội dung giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh tiểu học

Giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học nhằm xây dựng ý thức giao thơng cho các em từ nhỏ, hình thành những thói quen tốt sau này. Vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh tập trung nâng cao về nhận thức pháp luật và tâm lý pháp luật cho các em, cụ thể là:

Bám sát nội dung của Luật giao thông đường bộ (Đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001) và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày

12/07/2001, cùng những nghị định của Thủ tướng chính phủ, các văn bản dưới luật khác liên quan đến đảm bảo an tồn giao thơng. Truyền thụ cho học sinh những hiểu biết có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thơng đường bộ và những quy định về giao thông đường sắt, đường thuỷ một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức của các em.

Lấy việc hình thành kỹ năng, hành vi đúng làm cơ bản. Giúp cho học sinh có hành vi đúng và biết cách xử lý các tình huống giao thơng theo quy định của Luật giao thông đường bộ, khi đi đường học sinh không cần thuộc câu chữ trong luật nhưng có hành vi đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo sự phát triển nhận thức của trẻ em, có nội dung trùng lặp (sự lặp lại) nhằm củng cố khắc sâu thêm và tăng cường rèn luyện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)