Phát triển nơng thơn nhìn từ những thay đổi của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 32 - 36)

3 Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí với các tiêu chuẩn theo quy định: (1) Quy hoạch và

5.1.1.2. Phát triển nơng thơn nhìn từ những thay đổi của hộ gia đình

Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã tạo ra những thay đổi tích cực đối với cuộc sống của hộ gia đình, thể hiện trên các lĩnh vực chủ yếu là chất lượng nhà ở, nhà vệ sinh, điện, nước sạch, xử lý rác, và thu nhập.

Về nhà ở, có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng nhà ở của hộ gia đình ở Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam từ 2009 đến nay. Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đã tăng lên rõ rệt, từ 10% lên 17% và từ 55% lên 68,5% tương ứng ở Mỹ Lạc, từ 2% lên 7,5% và từ 47,5% lên 74% tương ứng ở Bình Hồ Nam. Tỷ lệ nhà ở tạm bợ đã giảm mạnh, đặc biệt là ở Bình Hồ Nam.

33

Hình 1: Sự thay đổi chất lượng nhà ở của hộ gia đình: 2009-2014

Về nhà vệ sinh, mặc dù có sự chuyển biến nhưng nhà vệ sinh trên ao vẫn là phổ biến dù mức độ có thấp hơn ở Mỹ Lạc. Tỷ lệ nhà vệ sinh trên ao đã giảm từ 80,5% xuống 52% ở Mỹ Lạc và từ 86,5% xuống 69% ở Bình Hồ Nam. Tương ứng, tỷ lệ nhà vệ sinh dội nước cũng tăng từ 9,5% lên 35,5% ở Mỹ Lạc và từ 5,5% lên 15,5% ở Bình Hồ Nam. Vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ chưa có nhà vệ sinh và chưa có thay đổi đáng kể so với trước đây. Nhà vệ sinh là một trong số những hạn chế cần được quan tâm trong thời gian tới.

Hình 2: Sự thay đổi loại nhà vệ sinh của hộ gia đình: 2009-2014

Về sử dụng điện, ít có sự thay đổi về tỷ lệ hộ sử dụng điện ở Mỹ Lạc vì điện đã được sử dụng phổ biến từ lâu ở đây, nhưng có sự thay đổi rất lớn ở Bình Hồ Nam khi tỷ lệ hộ dùng đèn dầu đã giảm mạnh từ 16% năm 2009 xuống chỉ còn 0,5% năm 2004. Sự thay đổi quan trọng đem lại tiện ích cho hộ gia đình ở cả hai xã chính là từ sử dụng đồng hồ điện chung cho nhiều hộ sang sử dụng đồng riêng

34

cho từng hộ. Tỷ lệ hộ sử dụng đồng hồ điện riêng từ 48,5% lên 89,5% ở Mỹ Lạc và từ 59,5% lên 83,5% ở Bình Hồ Nam.

Hình 3: Sự thay đổi về sử dụng điện của hộ gia đình: 2009-2014

Về nước uống, tỷ lệ hộ sử dụng nước đường ống và nước giếng khoan tăng lên vừa phải, đồng thời với tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa và nước ao hồ giảm. Nguồn nước đường ống liên quan đến các dự án cung cấp nước sạch của Chương trình xây dựng nông thôn mới trong khi nguồn nước giếng khoan thường là nỗ lực tự thân của hộ gia đình. Một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình cũng bắt đầu sử dụng nguồn nước đóng bình. Các thay đổi trên cho thấy các dự án công nhằm cung cấp nước sạch nơng thơn cịn hạn chế, đặc biệt là ở Bình Hồ Nam, nơi mà tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước này chỉ mới 1,5% năm 2009 và 4% năm 2014.

Hình 4: Sự thay đổi về nguồn nước uống của hộ gia đình: 2009-2014

Về cách xử lý rác, ít có sự thay đổi trong 5 năm trở lại đây. Tuyệt đại đa số hộ gia đình nơng thơn sử dụng cách chôn, đốt rác. Tỷ lệ hộ sử dụng xe thu gom rác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng có tăng lên, từ 2,5% lên 5% ở Mỹ Lạc và từ 0,5%

35

lên 2,5% ở Bình Hồ Nam. Những hộ này thường là ở những khu vực dân cư mới qui hoạch, bao gồm các cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Tuy nhiên, các ý kiến của người dân cũng ghi nhận tình trạng vứt bao bì thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng và kênh rạch vẫn còn phổ biến và gây hại cho mơi trường.

Hình 5: Sự thay đổi về cách xử lý rác của hộ gia đình: 2009-2014

Về mức sống, đa số hộ gia đình đều cho rằng mức sống của họ khá hơn, một tỷ lệ đáng kể khơng có sự thay đổi và chỉ một tỷ lệ nhỏ có mức sống kém hơn so với 5 năm trước. Cụ thể, 10,5%-13,6% số hộ có mức sống khá hơn nhiều, 56,3%-57,5% số hộ có mức sống khá hơn chút đỉnh, 24,6%-26% có mức sống như cũ, và chỉ 5,5%-6% số hộ có mức sống kém hơn trước.

Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai đồng khắp có tác động rất quan trọng đối với các thay đổi trên của xã hội nông thôn trong thời gian qua.

36

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)