6 Do một vài trường hợp có số tiền gởi lớn tạo ra độ biến thiên lớn trong dãy phân phối tiền gởi, sử dụng số trung vị tốt hơn là số trung bình.
5.2.5. Xu hướng di cư trong thời gian tớ
Xu hướng di cư được trình bày trong phần này được giới hạn trong số những hộ gia đình có người đang di cư hoặc di cư trở về, không đại diện cho tất cả hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi tuyệt đại đa số hộ gia đình khơng có ý định chuyển đến sinh sống tại nơi khác, một số thành viên vẫn có ý định di cư đến thành thị và ở lại lâu dài tại đó nếu có thể. Điều này cho thấy sự tiếp tục gắn bó với nơng thơn nhưng đồng thời hộ vẫn mở rộng mạng lưới di cư như một chiến lược cải thiện sinh kế của hộ và nâng cao năng lực chuyên môn của một số thành viên.
65
Ở cấp hộ, có đến 97% số hộ ở cả hai xã khơng có ý định chuyển đi nơi khác. Trong khi đó, có 33 thành viên ở Mỹ Lạc và 15 thành viên ở Bình Hịa Nam trong số các hộ được hỏi dự tính sẽ di cư đến nơi khác trong vài năm tới. Điều thú vị là, khác với đa số những người đang di cư hiện nay muốn có cơng việc phi nông nghiệp gần nhà, hầu hết những người có ý định di cư trong thời gian tới vẫn chọn TPHCM là nơi đến, chiếm 48,5% ở Mỹ Lạc và 86,7% ở Bình Hịa Nam. Đây là một bộ phân dân số trẻ với các mục đích di cư khác mà TPHCM có thể đáp ứng cao hơn so với những nơi khác. Đó là việc tìm kiếm những cơng việc trả lương cao hơn, chiếm 25,7% ở Mỹ Lạc và 35% ở Bình Hịa Nam. Tiếp đến là những người muốn đến TPHCM để học chuyên môn kỹ thuật, và những người không muốn làm nông nghiệp và không muốn sống ở nơng thơn. Có đến 60% số người ở Mỹ Lạc và 86,7% ở Bình Hịa Nam muốn ở lại lâu dài tại TPHCM.
Tóm lại, bên cạnh xu hướng chính là hộ nơng thơn và lao động nơng thơn muốn tìm kiếm việc làm ở những nơi gần nhà và gắn với nông thôn về lâu dài, một bộ phận lao động nông thôn sẵn sàng đến các thành phố lớn để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn và cư trú lâu dài ở đó.