thường xuyên sống tại nhà của các thành viên trong hộ trên cơ sở trừ số tháng sống xa nhà của một số thành viên (nếu có).
52
từ tiền lương, tiền cơng tại chỗ nhưng tỷ trọng đóng góp có khác nhau giữa hai xã. Ở Mỹ Lạc, thu nhập từ trồng trọt có tỷ trọng lớn nhất (41,6%), tiếp đến là tiền lương của lao động di cư (38,5%) và chỉ 11,8% là từ tiền lương, tiền cơng tại chỗ. Trong khi đó, ở Bình Hịa Nam, tiền lương từ lao động di cư có tỷ trọng lớn nhất (45,5%), thu nhập từ trồng trọt chỉ đóng góp 25,9%, và tiền lương, tiền cơng tại chỗ chiếm 17,6%. Cơ cấu thu nhập trên cho thấy nguồn thu từ nông nghiệp thiếu đa dạng, phụ thuộc quá nhiều vào ngành trồng trọt (thu nhập từ chăn nuôi và thủy sản không đáng kể) và sự đóng góp rất lớn từ lao động di cư. Như vậy, di cư nơng thơn-thành thị đã có tác động tích cực đối với TC 10 về thu nhập và TC11 về giảm nghèo của Chương trình xây dựng nơng thôn mới tại các địa phương.
Bảng 8: Thu nhập bình quân nhân khẩu hộ theo nguồn thu
Mỹ Lạc Bình Hồ Nam
(000đ) % (000đ) %
Thu nhập từ trồng trọt 9,073 41.6 4,792 25.9
Thu nhập từ thuỷ sản 110 0.5 26 0.1
Thu nhập từ chăn nuôi 221 1.0 203 1.1
Tiền lương, tiền công tại xã 2,564 11.8 3,254 17.6 Thu nhập phi nông nghiệp tại xã 994 4.6 1,527 8.3 Tiền lương của lao động di cư 8,384 38.5 8,408 45.5
Lương hưu 111 0.5 106 0.6
Trợ cấp của Nhà nước, đoàn thể 100 0.5 32 0.2
Nguồn khác 237 1.1 126 0.7
Tổng 21,795 100.0 18,474 100.0
(n) (200) (200)
Trong tổng số 400 hộ được khảo sát, có 24% số hộ khơng nhận được tiền gởi từ những người di cư trong 12 tháng qua và có 10,8% số hộ gởi tiền cho những người di cư trong hộ, với mức trung bình là 1,462 triệu/tháng. Các kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một bộ phận đáng kể lao động di cư chỉ kiếm đủ trang trải cuộc sống hàng ngày của họ tại nơi đến mà khơng có tiền tiết kiệm để gởi về gia đình và một số trường hợp mà gia đình phải gởi tiền cho những người đang đi học nghề hoặc chuyên môn chưa tạo ra thu nhập. Tỷ lệ hộ gởi tiền và số tiền gởi hàng tháng hồn tồn phù hợp với kết quả ở Hình 11 và với chi phí tối thiểu cho cuộc sống của một người trong một tháng.
53
Số trung vị6 về thu nhập của hộ từ tiền lương của lao động di cư trong năm 2014 là 30 triệu ở Mỹ Lạc và 24 triệu ở Bình Hồ Nam cho tất cả các hộ nhưng tăng lên 36 triệu nếu chỉ tính riêng cho những hộ có khoản thu nhập này. Như vậy, khoản thu nhập của hộ từ lao động di cư nằm trong khoảng 2-3 triệu/tháng, là nguồn thu quan trọng đối với các hộ gia đình nơng thơn khi tiền lương của lao động di cư là rất thấp, chỉ khoảng 4 triệu/tháng. Một nữ công nhân di cư ở Mỹ Lạc cho biết “Lương của em được 3,6 triệu tháng, có tăng ca thì lãnh được 4 triệu, 4,5
triệu”.
Bảng 9: Thu nhập của hộ từ tiền lương của lao động di cư trong năm 2014
Mỹ Lạc Bình Hồ Nam Tổng số hộ di cư Trung bình 33,020 27,894 Độ lệch chuẩn 31,203 29,653 Tối thiểu 0 0 Tối đa 180,000 180,000 Trung vị 30,000 24,000 (n) (200) (200)
Số hộ có tiền lương từ lao động di cư gởi về
Trung bình 43,163 36,946 Độ lệch chuẩn 28,879 28,807 Tối thiểu 1,000 1,000 Tối đa 180,000 180,000 Trung vị 36,000 36,000 (n) (153) (151)
5.2.2.5. Di cư lao động thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Các bằng chứng rõ ràng cho thấy di cư lao động nông thôn-thành thị thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc tăng tiêu dùng, đầu tư trực tiếp và tạo ra tác động lan toả đối với các hoạt động kinh tế khác ở địa phương. Đối với những hộ có nguồn thu từ lao động di cư, khoản đóng góp này là 3,641 triệu/tháng ở Mỹ Lạc và 3,098 triệu/tháng ở Bình Hồ Nam được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (xem Bảng 10). Trước hết, một phần lớn thu nhập từ lao động di cư của hộ được sử dụng để chi tiêu cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt