Tình trạng việc làm, thu nhập, nhà ở, và hộ khẩu tại nơi đến

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 42 - 44)

4 Lao động đang di cư và lao động di cư trở về trong nghiên cứu này chỉ bao gồm những lao động di cư đến

5.2.1.6. Tình trạng việc làm, thu nhập, nhà ở, và hộ khẩu tại nơi đến

Về tình trạng việc làm, hầu hết lao động di cư có việc làm ổn định (92,4% ở Mỹ Lạc và 95,1% ở Bình Hồ Nam). Một tỷ lệ từ 3,5% đến 5,8% là có việc nhưng không ổn định. Hầu hết trong số này làm công nhân trong các công ty, chỉ một bộ phận nhỏ tự làm cho mình, thường là trong khu vực phi chính thức. Kết quả khảo sát ghi nhận chỉ 6 lao động di cư có thuê mướn thêm 1-2 lao động, nhiều nhất là 5 lao động, và với số vốn đầu tư ít nhất là 20 triệu và nhiều nhất là 80 triệu. Tính chất công việc như trên cho thấy những giới hạn trong việc nâng cao thu nhập của lao động di cư.

Hình 12: Tình trạng việc làm của lao động đang di cư hiện nay

Về thu nhập, số trung vị là khoảng 4 triệu/tháng đối với của lao động đang di cư hiện nay. Mức thu nhập ít có sự khác nhau giữa nam và nữ cũng như giữa hai xã với nhau vì hầu hết lao động di cư làm việc trong các xí nghiệp cơng nghiệp và một ít là lao động tự do. Có sự khác nhau khá rõ về mức thu nhập giữa những

43

người có học vấn từ trung học trở xuống và những người từ trung cấp trở lên. Số trung vị về thu nhập ở hai nhóm tương ứng là 4 triệu/tháng và 5 triệu/tháng phản ảnh sự khác biệt về chất lượng nguồn nhân lực.

Về nhà ở, hầu hết lao động di cư thuê phòng trọ, đặc biệt là phòng trọ chung. Tỷ lệ ở nhà trọ chung là 23,7% và 42,4% tương ứng đối với những người ở Mỹ Lạc và Bình Hồ, gần gấp đơi so với ở phịng trọ riêng. Ngồi những lao động di cư cả vợ chồng hoặc cả con cái thì những người độc thân cũng th phịng ở chung để tiết kiệm chi phí. Cách thức cư trú này rất phổ biến ở các cộng đồng di cư. “Em ở trọ

thì người ta cho mướn phịng ở, điện nước ln là 2 triệu, rồi rủ mấy người bạn vô ở luôn cho được 3-4 người, cùng đóng tiền vô.” (nữ công nhân di cư lên

TPHCM). Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ lao động di cư sống tại nơi làm việc. Các phòng trọ này hầu hết là chật chội và thiếu tiện nghi. Chỉ 2,3% và 0,3% lao động di cư của Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam là sống tại nhà tự mua. Các kết quả trên cho thấy điều kiện sống của lao động di cư cịn khó khăn và thiếu ổn định. Ngồi ra, có đến 51,2% lao động di cư ở Mỹ Lạc và 27,6% không ở lại, mà đi về nhà sau khi làm việc bằng xe buýt do công ty thuê hoặc bằng phương tiện cá nhân. Hầu hết trong số này là làm công nhân ở các công ty. Các quan sát và phỏng vấn của chúng tôi cho thấy, công nhân làm việc theo ca hoặc theo giờ hành chính, thời gian làm việc chính thức là 8 giờ, nhưng nếu tăng ca thì thời gian làm việc trung bình là 10 giờ/ngày. Tính thêm thời gian đi về thì mỗi ngày lao động di cư theo dạng này tiêu tốn 12 giờ. Một số trường hợp ở trong đồng, còn mất thêm thời gian di chuyển từ nhà đến tuyến đường chính để đi xe buýt. Tỷ lệ đi về hàng ngày ở Mỹ Lạc cao gần gấp đơi so với Bình Hồ Nam cho thấy điều kiện giao thơng ở Mỹ Lạc thuận lợi hơn.

44

Về tình trạng hộ khẩu, hầu hết lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú hoặc không đăng ký. Tỷ lệ đăng ký tạm trú của lao động di cư ở Mỹ Lạc là 45,3% và và ở Bình Hồ Nam là 70%. Chỉ có 4,7% lao động di cư ở Mỹ Lạc là có KT1 và KT2, 2% có KT3. Khơng có trường hợp nào ở Bình Hồ Nam có tình trạng hộ khẩu lâu dài như trên. Các chỉ báo trên cho thấy hầu hết người di cư khơng có điều kiện để cư trú lâu dài tại các khu vực thành thị.

Hình 13: Tình trạng hộ khẩu tại nơi đến của lao động đang di cư

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)