3 Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí với các tiêu chuẩn theo quy định: (1) Quy hoạch và
5.2.1. Đặc điểm di cư lao động nông thôn-thành thị 1 Đặc điểm của lao động di cư
5.2.1.1. Đặc điểm của lao động di cư
Trong tổng số 400 hộ gia đình có lao động đang di cư nông thôn-thành thị hoặc di cư trở về từ 2004 đến nay4 tại Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam bao gồm 1827 nhân khẩu. Tỷ lệ lao động đang di cư chiếm 30,6% và 33,9% số người trong hộ; tỷ lệ lao động di cư trở về chiếm 5% và 8.9% số người trong hộ tương ứng ở Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam. Tính chung, mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động di cư trong 4,6 nhân khẩu bình quân/hộ và khoảng 1/4 số hộ có lao động di cư trở về. Có thể thấy mức độ di cư khá phổ biến, nhưng di cư trở về ở Bình Hồ Nam cao hơn so với Mỹ Lạc.
Bảng 4: Tỷ lệ lao động hiện đang di cư và di cư trở về trong hộ
Mỹ Lạc Bình Hồ Nam
n % Người %
Lao động đang di cư 288 30,6 300 33,9 Lao động di cư trở về 47 5,0 79 8,9
Không di cư 606 64.4 507 57,2
Tổng số người của hộ 941 100,0 886 100,0
Di cư là một quá trình chọn lọc. Kết quả khảo sát tại Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam cho thấy, lao động di cư có độ tuổi trung bình là 25,6 ở Mỹ Lạc và 23 ở Bình Hồ Nam, là những người trẻ trong lực lượng lao động. Tương ứng với độ tuổi, tỷ lệ độc thân của lao động di cư ở Mỹ Lạc là 55,6% nhưng ở Bình Hồ Nam lên đến 67,8%. Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể lao động di cư là những người có vợ/chồng. Đa số những người di cư có mức học vấn THCS, phản ảnh mức học vấn trung bình của lao động nông thôn. Trước khi di cư, khoảng hơn một nửa là chưa làm việc vì đang đi học hoặc mới nghỉ học, chỉ phụ giúp gia đình, chưa tham gia chính thức vào thị trường lao động. Còn lại đa số là lao động phổ thông. Trong số những người đã từng làm việc trước khi di cư thì đa số là làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp (51,9% ở Mỹ Lạc và 69,8% ở Bình Hồ Nam), tiếp đến là làm việc trong lĩnh vực CN-XD (34,7% ở Mỹ Lạc và 24.1% ở Bình Hồ Nam), số người làm