Tác động của di cư lao động đối với các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 58 - 60)

6 Do một vài trường hợp có số tiền gởi lớn tạo ra độ biến thiên lớn trong dãy phân phối tiền gởi, sử dụng số trung vị tốt hơn là số trung bình.

5.2.2.6. Tác động của di cư lao động đối với các lĩnh vực khác

Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trong khi di cư lao động làm tăng số người có bảo hiểm y tế, q trình này cũng có tác động tiêu cực đến một số khía cạnh. Các cán bộ y tế địa phương phản ảnh rằng phụ nữ di cư có tác động tiêu cực đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em nói riêng và các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung. Trong số lao động di cư, có từ 29,3% đến 32,2% có con dưới 6 tuổi. Trong số này, những người có mang con theo là 15,6% ở Mỹ Lạc và 32,2% ở Bình Hồ Nam. Hình thức giữ trẻ phổ biến nhất là có người nhà trơng

59

giữ và tiếp đến là gởi cho những người làm dịch vụ giữ trẻ tư, dù có sự khác nhau đáng kể giữa hai xã có thể do các bối cảnh di cư khác nhau. Tỷ lệ gởi trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo tư hầu như không đáng kể. Các cán bộ y tế đánh giá những người giữ trẻ này, thường là những người lớn tuổi, ít hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ so với người mẹ. Hơn nữa, nhiều chương trình thăm khám sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả do phụ nữ di cư, khơng có nhiều thời gian ở tại địa phương. Việc gởi trẻ trong những điều kiện hạn chế tại nơi đến cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bà nội 47 tuổi, ở Bình Hồ Nam, đang ni cháu nhỏ cho biết: “Đây là cháu nội

gửi về, ni nó từ 8 tháng tới giờ. Tại vì ba mẹ nó đi làm trên đó gửi nhà trẻ tốn tiền, ba mẹ nó gửi. Kêu nó gửi trẻ nó khơng chịu…Ba nó thấy cái cảnh cơ giáo nhà trẻ tư quýnh trẻ á, nó sợ…Tụi nó đang thất nghiệp, bình qn mỗi tháng ba nó gửi mấy trăm ngàn à…Cha mẹ nó gửi tã, sữa về, cịn ăn uống thì ở nhà mình có gì ăn nấy…Sức chị cịn đi làm được nhưng mà mắc giữ nó, đi làm khơng được nè.”

Hình 24: Tỷ lệ lao động di cư có con dưới 6 tuổi khi di cư và có mang con theo (trái) và hình thức giữ trẻ

Ngồi ra, dù chưa có những kết quả nghiên cứu cụ thể, sức khoẻ sinh sản của lao động di cư tại những nơi tập trung cao như các KCN như tình trạng có thai ngồi ý muốn, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng là vấn đề đáng quan ngại mà các cán bộ y tế nêu ra.

Tuy nhiên, sự độc lập hơn về kinh tế và môi trường làm việc công nghiệp với nhiều quan hệ xã hội mới giúp chị em trưởng thành hơn, tự tin hơn so với khi sống ở nông thôn với các quan hệ truyền thống. Một chị công nhân 27 tuổi ở Mỹ Lạc cho biết “Giờ nhanh nhẹn hơn, lanh lơi hơn đó chị. Đương nhiên khi đi làm thì

60

mình tiếp xúc với nhiều người, mình học hỏi thêm người này người kia, cịn những người ở nhà thì từ xưa cha mẹ mình làm gì thì mình làm vậy.”

Đối với các hoạt động chung của cộng đồng, tình trạng lao động di cư tăng lên đã làm cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và các phong trào tập thể khác ở xã, ấp gặp nhiều khó khăn do thiếu lực lượng tham gia. Các cán bộ ấp cũng nhấn mạnh đến tình trạng suy giảm của các mối quan hệ trong cộng đồng khi nhiều người khơng cịn thời gian và không gian xã hội cho các tương tác xã hội khi lực lượng lao động địa phương đang chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ cấu nông nghiệp sang cơ cấu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)