Di cư lao động làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 49 - 51)

4 Lao động đang di cư và lao động di cư trở về trong nghiên cứu này chỉ bao gồm những lao động di cư đến

5.2.2.3. Di cư lao động làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

Một mặt, lao động di cư làm giảm chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn khơng chỉ ở khía cạnh thu hút các nhóm dân số trẻ, có sức khoẻ tốt hơn mà cịn có trình độ học vấn cao hơn so với những người không di cư, là những thách thức cho phát triển nông thôn theo hướng bền vững. Các nghiên cứu gần đây và từ cuộc nghiên cứu này đều cho thấy lao động nơng nghiệp đang trong q trình lão hố vì những người trẻ đang rời bỏ nơng nghiệp và nông thôn.

So sánh mức học vấn của những người trong độ tuổi 15-60 và lao động di cư (Bảng 7) cho thấy, tỷ trọng lao động di cư có mức học vấn từ tiểu học trở xuống thấp hơn, xấp xỉ ở mức học vấn THCS và THPT nhưng cao hơn nhiều ở mức học vấn từ trung cấp, CĐĐH trở lên so với những người trong độ tuổi 15-60 ở cả Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam. Sự suy giảm về chất lượng nguồn nhân lực đang làm việc tại địa phương là một thách thức cho sự phát triển trong dài hạn.

Mặt khác, quá trình di cư lại có tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn. Một là q trình di cư đã trang bị cho lao động di cư các kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, chuyên mơn nghiệp vụ… và một số đã trở về đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

50

Bảng 7: Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi lao động và những lao động đang di cư hiện nay

Mỹ Lạc Bình Hồ Nam 15-60 LĐDC 15-60 LĐDC Tiểu học trở xuống 32.7 22.2 27.0 11.1 THCS 32.4 30.1 45.8 52.5 THPT 19.1 20.1 18.8 21.2 Trung cấp, CĐĐH 15.9 27.6 8.4 15.2 Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 (n) (661) (279) (670) (297)

Hình thức học nghề phổ biến nhất của lao động di cư là học tại nơi làm việc, chiếm đế 48,9% ở Mỹ Lạc và lên tới 82% . Điều này phù hợp với hình thức học nghề dành cho cơng nhân các xí nghiệp cơng nghiệp. Một tỷ lệ đáng kể lao động di cư ở Mỹ Lạc học CĐĐH (23,5%) và thấp hơn ở Bình Hồ Nam (8%). Các hình thức học nghề khác như trung cấp nghề, trường dạy nghề chiếm tỷ lệ thấp. Các hình thức đào tạo thể hiện chất lượng đào tạo. Cơ cấu dào tạo trên cho thấy dù chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, phần lớn trong số lao động di cư chỉ được đào tạo ở mức độ sơ cấp.

Hình 19: Tỷ lệ lao động đang di cư và di cư trở về có được đào tạo theo các hình thức khác nhau trong quá trình di cư

Tương ứng với hình thức học nghề tại nơi làm việc, lĩnh vực mà lao động di cư được đào tạo nhiều nhất là may mặc, chiếm đến 37,7% và 59,8% tương ứng ở Mỹ lạc và Bình Hồ Nam trong tổng số lao động di cư được đào tạo nghề trong quá trình di cư. Trừ tỷ lệ được đào tạo ngành chế biến thực phẩm chiếm 11,5% trong số lao động di cư được đào tạo ở Mỹ Lạc, các ngành cịn lại ít có sự khác biệt và

51

hầu hết chiếm tỷ lệ dưới 5%. Ở các mức độ khác nhau nguồn nhân lực nơng thơn được cải thiện thơng qua q trình này.

.

Hình 20: Tỷ lệ các ngành học mà lao động đang di cư và di cư trở được đào tạo trong quá trình di cư

Một tác động khác mang tính hai mặt là việc học của trẻ em có ba mẹ đang di cư. Khoảng 4,6% và 2% số tiền từ lao động đang di cư ở Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam được sử dụng cho việc học của hộ (xem Bảng 10). Nhưng lãnh đạo nhà trường ở các địa phương cho biết “Một mặt, làm công nhân giúp họ tạo ra thu nhập và chi

phí tiền học cho con, các em khơng phải nghỉ học, nhưng mặt khác họ lại khơng có thời gian quản lý, hướng dẫn con cái học sau thời gian học ở trường và nhà trường khó tiếp cận họ để cùng phối hợp trong việc giáo dục học sinh. Những em có học lực yếu thường lơ là, giảm sút kết quả học tập trong những gia đình như vậy”. Tác động này ít có ảnh hưởng đến học sinh tiểu học, mà chủ yếu là tác động

đến học sinh trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)